Saturday 17 October 2009

“Những kỷ niệm, vàng hoe trong ký ức”

Anh trở lại, dửng dưng nhìn quá khứ
Của một thời, sỉ nhục gánh trên vai.

(dẫn từ thơ Trần Trung Đạo)

Mc 10: 46-52

Kỷ niệm có vàng hoe trong ký ức, không làm anh lại về với hiện tại. Đầy nhớ nhung. Dân Do Thái cũng trở lại. Trở về lại, sau bao tháng ngày lưu lạc. Nơi quê người. Lại trở về, với tâm tạng mừng vui. Đó là tâm trạng dân con Chúa, được trình thuật ghi, hôm nay.

Trình thuật thánh Máccô ghi, là về sự lạ Chúa làm cho người mù thành Giêrikhô, khiến ta suy nghĩ. Suy và nghĩ, về điều được ghi ở bài đọc 1: ”Trong chúng, có kẻ đui mù, què quặt, kẻ mang thai, ở cữ. Ta sẽ an ủi và dẫn đưa chúng; dẫn đưa tới dòng nước, qua con đường thẳng băng.” (Gr 31: 8). Nhờ đoạn này, ta định ra được cảnh trí Tin Mừng thánh Máccô ghi.

Tin Mừng thánh Máccô ghi hôm nay, là đoạn kết cho thấy Chúa tập họp đồ đệ Ngài thành một nhóm. Tập họp, khởi từ việc Chúa chữa người câm điếc, hôm trước. Được chữa lành, người bệnh đã biết cách nghe và nói. Nhờ kỹ năng này, tín hữu và đồ đệ Chúa sẽ nghe biết và thông hiểu Lời Chúa. Rất rõ ràng. Và từ đó, biết sẻ san thông điệp mình nghe, cho mọi người.

Các đoạn Tin Mừng sau đó, như ở chương 8, thánh sử cũng có ghi lại hai giai đoạn Chúa chữa lành người mù đui. Trình thuật này, rõ ràng biểu tỏ rằng đồ đệ Chúa tự mở mắt để thấy được thiên chức và sứ vụ thừa sai của Đức Chúa. Và kế đến, trọn vẹn giai đoạn kết thúc sự kiện chữa lành cho một người mù khác, là đoạn ta nghe đọc, hôm nay. Đây, không là chuyện ngẫu nhiên trùng hợp cách tình cờ. Nhưng, thánh sử ghi lại, có dụng đích.

Như được biết, Đức Giêsu đã cùng đồ đệ và đông đảo quần chúng rời bỏ thành Giêrikhô, đi nơi khác. Nay Chúa đã về với thành thánh Giêrusalem. Tạo bối cảnh cho trình thuật được kể, ở đoạn sau. Ở đây người người nhìn thấy anh thanh niên mù tên BaTiMê đang ngồi bên vệ đường, chừng nghe ngóng. Anh nghe có tiếng ồn ào. Và được biết: Đức Giêsu đi ngang qua. Nên anh gọi: “Lạy Ông Giêsu, Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!´(Mc 10: 47)

Xin dủ lòng thương, là lời anh Ba-ti-mê cầu xin cho anh lành bệnh? Vì anh biết chắc, Đức Giêsu là Đấng chữa lành tuyệt vời. Và, anh chắc biết là Giờ Ngài đã đến. Đến, với mọi người.

Nghe biết điều này, quần chúng đứng chung quanh bèn khuyên nhủ: hãy im đi mà giữ miệng. Vì, anh chỉ là người hành khất rất thấp hèn, không xứng. Không được phép quấy rầy Đấng Rất Thánh, là Đức Chúa. Ở đời thường, nhiều người cũng gặp tình huống rất tương tự. Tức, vẫn ưu tư /quan ngại tạo rào cản đường ta đến với Chúa. Đó là lúc, mình quá bận rộn, không đủ giờ để đến với cộng đoàn. Đến, để đi lễ. Đến, để tham gia sinh hoạt phụng vụ với Hội thánh. Và, đôi lúc ta cũng cản ngăn nhiều người làm như thế.

Nghe lời cầu, Chúa dừng lại. Và giả như người mù hôm ấy không tiếp tục kêu cứu, chắc hẳn các ngài vẫn tiếp tục hành trình, cđã dự định. Ngày nay cũng thấy rất nhiều trường hợp tuy có thấy Chúa ngang qua, nhưng hẳn đã mấy ai nhận biết Ngài? Biết, để mà kêu van. Cầu cứu! Hay, ta vẫn yên trí. Và, vẫn mang nặng thành kiến. Cứ nhất định, chỉ tìm Ngài ở nơi nào mình dự tính trước. Để rồi, chỉ chấp nhận Ngài bằng những ảnh hình, mà ta có sẵn ở trong đầu. Rất thường tình, nhiều người cứ nghĩ chỉ có thể tìm thấy Ngài ở Nhà Tạm. Trên Cung Thánh. Chứ nào mấy ai biết kiếm tìm Ngài nơi những người mình chẳng ưa thích?

Sự thật, Chúa đã và đang đến với ta, qua nhiều dạng. Qua người lạ. Trong tình cảnh không quen. Khó nhận biết. Hoặc, những trường hợp, thật không ngờ. Ngài đến, qua cung cách của những người bần hàn. Nghèo túng. Đói khổ. Ngài đến, vào nhiều lúc, ngang qua những người khó tính. Hay bẳn gắt với nhiều người. Ngài đến, có khi chỉ qua người đem đến nhiều thử thách. Khó chịu cho ta.

“Gọi anh ta lại đây ngay”. Lệnh truyền này, cho thấy Chúa không đến thẳng với người bị mù. Ngài cũng chẳng gọi đích danh anh. Bảo anh, hãy tự mình mà đến với Ngài. Nhưng qua quần chúng. Qua, đám người dửng dưng vừa quát bảo anh, là hãy câm miệng. Là, hãy ngồi đó im lặng, để Thầy đi. Chúa đến, cũng ngang qua những người khuyến khích anh cứ chạy tới. Đây, còn là đề nghị ta biết cách để đến với Chúa. Cung cách của người dưng khác họ, lại là cung cách của những người khuyến khích ta “hãy đến với Thầy”. Và, những người giới thiệu Thầy, cho ta.

Ở đời thường, người giúp ta đến với Chúa, vẫn thường là: cha mẹ, gia đình, bạn bè, thày cô, lời chia sẻ, buổi tĩnh tâm, các sách vở, báo chí, phim ảnh, truyền hình… Ta cũng nên tưởng nhớ đến những người như thế, để cảm tạ. Cảm tạ và biết ơn, nhờ họ mà ta có thể đến với Chúa.

Cũng thế, nhiều người cũng đang chờ đợi để được biết Chúa. Qua ta. Qua người trong nhà. Ngoài sở. Phố chợ. Nhà thờ. Đoàn thể. Ngày nay, còn có chăng, những san sẻ niềm tin? Có còn chăng, những người nay nhận biết ta là hiện thân của Đức Chúa. Ở đời? Là “Công” Giáo, ta không thể không chứng tỏ niềm tin ta có với Chúa, và xem đó là niềm “riêng” trong Đạo, thôi. Đây là mâu thuẫn. Là, ngược ngạo. Cũng nghịch nhĩ.

“Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giêsu”. Với người hành khất, áo choàng còn là chăn chiếu để ngủ. Là, cả gia tài họ có được. Dù là thế, anh mù nay cũng bỏ hết. Bỏ tất cả, để đến với Chúa, mỗi người không. Người không hay mình trần, là trạng thái của tiên tổ khi phạm lỗi. Ngay Đức Chúa, Ngài cũng đã chấp nhận cái chết rất mình trần, là để hoán cải sự hổ người do lỗi phạm đem đến. Anh mù Ba-ti-mê đến với Chúa, cũng mình trần, nhưng không xấu hổ.

Mình trần, còn là tình huống khi ta nhận lãnh ơn tẩy rửa. Là, dấu chỉ ta quyết tâm đến với Chúa. Người tân tòng, cũng cởi bỏ áo choàng tội lỗi xưa cũ, để bước xuống giếng rửa. Nhận lãnh ơn thanh tẩy. Khi bước lên, lại đã khoác cho mình bộ áo trinh trong, dấu chỉ một sẻ san cuộc sống rày đổi mới. Có Chúa. Có cộng đoàn. Ở Nước trời.

Và như thế, anh mù Ba-ti-mê đến với Đức Giêsu với tất cả tự tin, lẫn sự sự tự do. Chẳng cần vật chất. So với thái độ của người thanh niên giàu, có áo choàng sang trọng nói ở Tin Mừng hôm trước, ta sẽ biết tại sao người thanh niên này không thể theo chân Chúa. Lý do, là vì anh vẫn còn vương vấn với tiền bạc. Giàu sang. Phú quý.

“Anh muốn Tôi làm gì cho anh?” là câu hỏi Chúa đưa ra mỗi khi ta đối diện với Chúa. Ở đây, ta có Đức Giêsu là Vị Thượng Tế, được diễn tả, ở bài đọc 2. Ngài là Đấng, chấp nhận một sẻ san với loài người, nên đã rõ mọi nhu cầu, ta vẫn có: “Thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người, trong tương quan với Chúa, để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội.” (Dt 5: 1)

“Anh muốn Thầy làm gì?” Câu hỏi Chúa cũng đặt cho ta hôm nay, cũng tựa như câu hỏi Ngài đưa ra với đồ đệ thân thương chỉ muốn chia nhau chỗ gần bên Chúa, vào hôm trước. Và, lời đáp trả của đồ đệ hôm ấy, là: “Xin cho anh em chúng con tả hữu hai chỗ bên Thầy, khi Thầy được vinh quang.” (Mc 10: 37) Và, mặc khải của Chúa rõ ràng là: đồ đệ Chúa chỉ nhận lãnh những gì mình đáng được. Và hôm ấy, các thánh được dạy về việc phục vụ mọi người. Chứ không chỉ cầu vinh.

Lời đáp trả của anh mù hôm nay, thì lại khác: “Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được.” Trong bối cảnh của trình thuật, điều anh muốn còn giá trị hơn mỗi chuyện về thể xác. Yêu cầu của anh mù Ba-ti-mê là điều chúng ta cần đến. Rất liên tục. Trong đời Kitô-hữu.

Bí kíp của cuộc đời, thật ra là: thấy được. Thấy được, ý nghĩa và đường hướng đích thực của đời sống. Thấy được, như một người có thị kiến về Chúa. Biết tìm Chúa ở đâu. Nơi nào, ta tìm ra được Chân, Thiện, Mỹ? Chuyện anh mù Bê-ta-mi thực hiện được, là biết đường mà đi theo Chúa.

Lúc đầu, chưa gặp Chúa, anh Bê-ta-mi ngồi ở vệ đường. Ăn xin. Mù loà. Vào lúc cuối, anh đã thấy. Đã có thị kiến. Đã biết mình đang ở đâu. Sẽ đi đâu. Anh không còn ngồi ở vệ đường nữa. Nhưng anh đã lên đường theo Chúa. Bởi Chúa là Con Đường. Là Sự Thật. Và Sự Sống. Con đường anh đi, dẫn đến thành thánh Giêrusalem. Ngang qua thống khổ, nỗi chết. Và sự sống đã hồi sinh.

Chuyện anh mù, là kết đoạn và tóm tắt của lời dạy được ghi tóm của Tin Mừng thánh Máccô viết. Là, tóm lược cuộc sống và hành trình của mọi tín hữu Đức Kitô. Gồm tóm ấy, cho thấy trước kia ta cũng mù loà và nghèo đói, về nhiều thứ. Là Kitô hữu, khi lĩnh nhận ơn thanh tẩy, mắt ta đã mở rộng để thấy được ý nghĩa của cuộc sống. Biết, hồi hướng tận căn, mà trở về. Để rồi, lãnh nhận đường hướng mới cho đời mình. Mà thực hiện. Nay thì, ta sẵn sàng cùng Chúa đi Giêrusalem, với thị kiến rất rõ. Với, sự tự do rất thực.

Trong tinh thần ấy, ta hân hoan cất lời ca hát, tự hào như người được sáng mắt, hát rằng:

“Chiều qua đó chân ai, còn ríu rít âm thưa,

Lời ai ru như mơ cho trời xuống thật gần.”(Từ Công Phụng-Trên Ngọn Tình Sầu)

Chân ai. Đi theo Ngài. Bỏ lại đằng sau, “những kỷ niệm vàng hoa trong ký ức”. Để mừng vui rộn rã với mọi người. Với Chúa. Với cộng đoàn. Với người anh người chị và cùng em. Ở khắp nơi.

______Lm Phan Đỗ Thục Linh

Mai Tá diễn dịch(xem thêm các bài khác, xin mời vào www.suyniemloingai.blogspot.com

hoặc: www.tranngocmuoihai.blogspot.com;

hoặc: www.giadinhanphong.blogspot.com

No comments: