Saturday 24 April 2010

“Anh cho em mùa xuân,


bàn tay thơm sữa ngọt”

dải đất liền chim hót,

người yêu nhau trọn đời.

mái nhà ai mới lợp,

trẻ đùa vui nơi nơi.”

(thơ Kim Tuấn)

Ga 23-35

Mùa xuân anh cho, có tay thơm mùi sữa. Xuân mùa Chúa tặng, vẫn trĩu nặng tình thương. Tình thương Chúa tặng, có hoa mầu khoe sắc thắm. Hân hoan cả một đời. Đời người rất hân hoan, nay được diễn tả ở trình thuật, theo thánh Gioan.

Trình thuật thánh Gioan hôm nay có Chúa tỏ bày một “cuộc sống mới”. Rất Phục Sinh. Sửa đổi thân mình,bằng nhiều cách. Có trời mới. Đất mới. Như đã viết ở sách Khải huyền. Tĩnh tự “mới”, xuất hiện khá nhiều lần, ở bài đọc. Trong khi trình thuật của thánh Gioan nay ghi chú Lời Chúa, về giới lệnh rất mới. Vậy, “mới” ở đây, có nghĩa gì?

Cuộc sống mới trong Chúa. Có Chúa. Gồm tất cả những gì đã xảy đến với con người. Dù sớm muộn. Với bậc hiển thánh, cuộc sống mới chỉ xảy đến sau độ dài thời gian, khá nhiều ngày. Không thấy Chúa. Không gặp Chúa. Thánh Âu Tinh, Y Nhã, đều gặp gỡ Chúa, ở tâm linh. Thánh Têrêxa Hài Đồng, lại kết hợp cuộc sống có Chúa, ngay buổi sớm. Khi vừa đúng 24 tuổi. Còn chúng ta, vẫn luôn gặp gỡ Chúa, qua nhiều đợt sóng dâng trào nhiều trải nghiệm suốt nhiều chặng đường dài ở đời. Mỗi chặng, một kinh nghiệm. Một gặp gỡ. Có hiểu biết. Rất quyết tâm.

Cuộc sống mới, như trình thuật Chúa nói, đã qui về một “hồi hướng”. Có đổi thay. Xoay vòng. Người Hy Lạp gọi đó là meta-noia. Tức, một thay đổi rất triệt để. Có thị kiến. Có đổi thay theo thứ tự ưu tiên, nơi cuộc đời. Tức, có động thái mới. Có giá trị mới mẻ. Có tiêu chuẩn mới, sống với Chúa. Với mọi người.

Trình thuật, nay đưa ra một nền tảng giáo huấn, có chứa đựng thông điệp rất mới của Ngài. Thông điệp, không chỉ dạy ta tuân thủ 10 điều giới lệnh. Không chỉ nói về đời sống luân lý. Đạo đức, mà thôi. Thông điệp cũng chẳng bàn về sự sống thường xuyên chỉ lo mỗi chuyện xưng tội/rước lễ, mỗi một tuần. Cũng không phải để dạy ta biết dùng năng lực mình có, mà yêu Chúa.

Điều Ngài nhấn mạnh, là: hãy yêu thương hết mọi người, như Ngài hằng thương mến. Đó là giới lệnh rất mới. Cựu Ước từng dạy ta yêu Chúa hết lòng hết trí. Và cũng thương yêu người đồng loại, như chính mình. Đức Kitô thêm vào đó, một yếu tố mới, hầu xét nghiệm xem ta có là đồ đệ đích thực của Ngài không. Hãy nhớ rằng: lời vàng dẫn ta đến với tình thương yêu mà loài người thực hiện được, là: hãy sống hết mình vì người khác. Điều mới này, được xác chứng bằng việc Ngài từng chấp nhận khổ hình. Và nỗi chết. Và thực hiện sự sống lại hiển vinh để thương ta. Thương mình ta.

Mức độ tình yêu Ngài ban cho đời là để kêu mời mọi người hãy tìm ra cung cách mới, mà suy tư. Nhận thức. Để rồi, sẽ hành xử, trong tương tác, với người khác. Đó là xét nghiệm nhỏ để thử xem mức độ yêu thương ta dành cho Chúa, đạt đến mức độ nào. Vấn đề là: hãy tự kiểm điểm xem đó có là cung cách sống cuộc đời người tín hữu như ta vẫn thực hiện, hay không.

Là đồ đệ, ta không chỉ là cá nhân riêng lẻ, để sống. Nhưng còn là nhân vị luôn tương tác. Hỗ trợ. Là tín hữu, ta không chỉ được định danh là những người sống theo cung cách riêng rẽ. Sống có luân lý. Có đạo đức không thôi. Nhưng, còn sống theo cách tương tác/hỗ trợ mọi người. Bởi lẽ, người tín hữu mà lại sống rất riêng. Đơn độc. Xa cách. Là hành xử mâu thuẫn lại chức năng của mình. Bởi, lẽ cuộc sống của người Kitô hữu luôn được đo lường bằng mức độ tương tác. Với người khác. Tức, có tương quan đằm thắm, với mọi người.

Yêu thương – trìu mến, là cụm từ thường hay gây ngộ nhận. Nó bao hàm một tình huống có cảm xúc. Xót xa. Đậm đà. Như tình tự chiều chuộng. Gợi nhớ. Suy tưởng. Thương mến như thế, hẳn không là ý nghĩa mà thánh Gioan từng sử dụng. Ngài sử dụng cụm từ lòng mến theo nguyên ngữ tiếng Hy Lạp agapè, tức “lòng mến thương”. Dứt khoát không mang dáng dấp trữ tình. Tức, tình tự giữa hai người nam nữ. Hoặc đồng tính.

Nói đúng hơn, cụm từ agapè hàm ngụ một động thái biết quan tâm đến người khác. Ưu tư săn sóc niềm vui sống của người khác. Chứ, không là tình cảm quay ngược về mình. Không cần biết “người khác” đó có đáp trả bằng ưu tư, rất tương tự. Hay không.

Đây là cung cách ta vẫn gặp thấy ở Đức Kitô. Tức, thái độ mà Chúa hiển thị với tội phạm. Kẻ sa đà. Người phạm lỗi. Đối với một số người, thật khó mà đề nghị: hãy thương mến những hung ác/dữ tợn, như: Hitler, Stalin, hoặc các tên sát nhân. Hiếp nguời. Cướp của, Điều đó, thật vô nghĩa. Nên, Đức Chúa chẳng trông mong gì ở ta, sẽ lập ra kịch bản giả tạo. Kệch cỡm. Khó tin.

Cách nào đó, có thể nói: thương hoặc mến Hitler, Stalin hoặc kẻ xấu bụng nào khác từng đem đến cho ta những tình huống khó xử. Khó chấp nhận. Tức những người, mà ta tin rằng đã làm ta khổ sở. Đớn đau. Khó sống. Hoặc, những người từng đối xử với ta theo cung cách không thể chấp nhận được. Nhưng, ta vẫn cứ “thương” và “mến” kẻ nghịch thù mình. Vẫn cứ nguyện cầu cho họ. Vẫn cầu Chúa chúc phúc họ. Để, họ có thể đổi thay cuộc sống, bằng cách nào đó, thích hợp hơn. Thích hợp, là phù hợp với cuộc sống tươi vui. An bình. Của chính mình.

Đó còn là lý do để ta có thể nói: đồ đệ Chúa thực ra chả có kẻ thù nào xứng danh là nghịch thù, thực sự. Đây là cách Chúa làm, khi Ngài nguyện cầu Chúa Cha tha thứ cho những kẻ đã đóng đinh Ngài vào thập giá. Ngài không thương mến họ theo kiểu những người thân quen trong gia đình thương mến nhau. Nhưng, như những người đang cần sự soi sáng để có thể thực hiện điều tốt đẹp. Trong cuộc sống. Thực hiện, không để cho Chúa. Mà cho chính mình.

Khi quan tâm/chăm sóc cả những kẻ nghịch thù từng gây thương tổn cho Ngài, Chúa vẫn làm với ý nghĩa của “lòng mến” đậm sâu. Cả vào lúc Ngài chấp nhận cuộc khổ hình. Cùng cực. Và chết đi. Bài đọc 1 sách Công vụ, ta còn thấy một loại hình khác của lòng thương mến, nơi đồ đệ Chúa, như thánh Phaolô, Banaba. Hai thánh nhân từng kinh qua đủ mọi loại khó khăn/khổ ải, để thông điệp Chúa có thể đạt đến, với mọi người. Và người tín hữu Đức Kitô được hỗ trợ, hầu duy trì niềm tin nơi Chúa, cho đến cùng.

Một vấn đề đặt ra cho ta, mà hỏi rằng: là tín hữu, ta đã thực sự quan tâm/săn sóc người khác chưa? Người khác, là những kẻ đang có nhu cầu cấp bách nhất, dù chỉ yêu thương. Giùm giúp.Hay, ta vẫn chỉ lo lắng mỗi bản thân? Bạn bè? Cùng quyến thuộc, mà thôi? Guơng lành của Chúa, vẫn còn đó, chờ đợi ta. Chờ đợi, để ta biết mà san sẻ niềm tin. Tình thương yêu. Với hết mọi người. Càng nhiều càng tốt. Hãy cứ làm.

Bài đọc 2, sách Khải huyền mở ra cho ta ảnh hình về một sẻ san, rất đúng cách. Đúng cung cách, như Lời Chúa đã bộc lộ: nhờ biết san sẻ mà những người có tràn đầy “lòng mến” của Đức Chúa, đã có thể đi vào cuộc sống của mọi người. Bằng cách này, là: ngang qua những hỗ trợ/tương tác có lòng thương mến, đối với nhau. Nhờ đó, “trời mới”, “đất mới”. “Giêrusalem mới”, đã bắt đầu đi vào hiện thực. Đi vào, không phải ở thời tương lai. Mai hậu. Nơi nào đó. Nhưng, ở đây. Lúc này.

Thành thử, ngay bây giờ, việc ta cần làm, là: hãy dõi theo chân Chúa, Đấng có lòng mến tuôn trào với mọi người. Hãy dõi theo, để thực hiện cuộc đổi mới.

Trong quyết tâm thực hiện cuộc đổi mới, ta sẽ hát lên lời ca vang phấn khởi, rằng:

“Tôi vẫn tin vào ngày mai,

Là ngày tươi sang đẹp trời.

Tôi vẫn tin vào đổi thay,

Tuy hôm nay, còn đây bao nhiêu nỗi đắng cay.”

(Quốc Dũng – Tôi Vẫn Tin Một Ngày Mai)

Tin vào ngày mai, hay hôm nay, vẫn còn đó Lời Chúa. Lời tỏ bày, cho muôn người. Có “mùa Xuân anh cho”. Có “bàn tay thơm, sữa ngọt”. Có “đất liền chim hót”. Người người yêu nhau. Suốt một đời.

Lm Phan Đỗ Thục Linh

Mai Tá diễn dịch.

(Xem them các bài khác, xin mời vào: www.suyniemloingai.blogspot.com;

www.tranngocmuoihai.blogspot.com;

www.giadinhanphong.blogspot.com)

No comments: