Sunday 18 April 2010

“Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao”


Không giấu được cứ bay dịu nhẹ

cô gái như chùm hoa lặng lẽ

nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.”

(thơ Phan Thị Thanh Nhàn)


Ga 10: 27-30


Hương thơm xưa, là mùi hoa lặng lẽ. Của cô bé. Mùi thơm nay, là những mê say. Của mọi người. Những người theo bước chân êm đềm, Của Mục Tử. Củng chiên đàn, lặng lẽ. Vấn vương . Hương thơm của trình thuật, mãi hôm nay.


Trình thuật nay, thánh Gioan viết về tình tự của mục tử lẫn chiên đàn. Rất đầm ấm. Đầm và ấm, tình thân thương tương quan ta vẫn có. Với Đức Chúa. Với Hội thánh. Ở mọi thời.


Ảnh hình về Mục Tử nhân hiền từ thời xưa/cũ, vẫn không nên hiểu theo nghĩa chữ, rất đen đen. Là, ảnh hình của thú đàn, thoạt nhìn thấy ngây ngô/ngộ nghĩnh. Dễ hoảng sợ. Ảnh hình của chiên đàn trong Kinh Sách, là ảnh nhấn về Người Mục Tử rất chuyên chăm. Luôn đi trước. Săn sóc đàn con nhỏ. Con đàn và Chủ Chăn, vẫn nhận biết lẫn nhau. Tin tưởng nhau.


Tin Mừng nay nói rõ: dân con từng đàn và từng đàn được Cha giao phó cho Đức Chúa. Vì, Ngài là Đường. Là Sự Sống. Là Sự thật. Chỉ mình Ngài, mới chăm nom dẫn dắt đàn con về với cội nguồn của Sự thật và sự Sống, là chính Chúa.


Là dân con, nên chiên đàn vẫn nghe/vẫn biết giọng nói của Mục Tử chân chính. Đức Chúa của Sự Thật. Chỉ theo Ngài, Không theo ai.Trong sống đời làm con của Chúa, người tín hữu vẫn nhận biết tiếng của Đấng Bậc luôn chăn dắt. Qua nhiều cách. Thông thường, là qua giọng nói của những ai đến với mình. Trong cuộc đời. Không nhận ra, hẳn là dân con người mình sẽ như chiên lạc. Mất định hướng. Mất tất cả. Không có Chúa, để dõi theo.


Mục tử Hội thánh hôm nay, đang có tình trạng bất thăng bằng. Trầm trọng. Ở Châu Á, châu Phi vẫn đầy dẫy, những con số. Còn nhiều nơi, lại thiếu hụt. Đến báo động. Ở Châu Mỹ La tinh, số Mục tử đã sa sút. Rất thảm hại. Nhiều nơi trên thế giới, giáo dân không có cơ hội tham dự Tiệc Thánh, rất nhiều ngày. Thiếu đến độ, người người tưởng đó là ý Chúa. Bởi nếu không, ta giải quyết tình trạng này, cho hiệu quả? Nên chăng, thẩm định lại đường lối, lẫn cách thức?


Mừng lễ cầu cho ơn gọi, đâu chỉ để đọc kinh và tha thiết nguyện cầu, rồi thôi. Có lẽ cũng là lúc để ta thẩm định lại vai trò của tín hữu. Mỗi vị đều có ơn gọi. Đều nghe tiếng Cha chào mời tìm gặp Chúa nơi người an hem, ở khắp nơi. Tìm và gặp, để thiết lập thế giới mới, có tình người. Có Tình thương và Sự thật. Trong giùm giúp. Như bài đọc 1 sách Công vụ, có trích dẫn:


“Tan buổi họp, có nhiều người Do thái và đạo theo, tức những người tôn thờ Chúa, đi theo hai ông. Hai ông nói chuyện và khuyên nhủ họ gắn bó với ơn Chúa.” (Cv 13: 43)


Và khi, đã quyết tâm theo đường của Sự Sống, là ta đã có “ơn gọi”. Tức, có trọng trách nghiêm chỉnh nhìn nhận thế nào là “mời’ là “gọi” , từ Đức Chúa. Mời và gọi, như chợt nhớ phải suy tư/kiếm tìm ý định của Chúa, uỷ thác cho ta. Bởi, trong mọi trường hợp, dù xấu tốt, Chúa vẫn mời và vẫn gọi. Gọi từ nơi ta đang sống. Mời ta nghe tiếng gọi. Gọi và mời, ta nghe biết Tin Mừng của Chúa. Như hôm nay.


Như Mẹ Têrêsa thành Calcutta, lúc đầu chỉ muốn đáp trả “ơn” gọi làm nữ tu Loreto. Bình dị. Giản đơn. Nhưng sau đó, không thể ngồi đó nhìn người nghèo chết gục trước cửa nhà. Thế là, bà quyết định ra đi lập tu hội chuyên trách chăm lo cho người cùng quẫn. Đang chết đói.


Ơn gọi làm con Chúa, có trước cả ơn gọi về chuyên môn., kể cả những nghề cao quý: thầy thuốc, giáo chức. Làm cha mẹ. Là tín hữu, là người theo “Đường” của Chúa. Tức, thực hiện “đường lối” sống động, Ngài uỷ thác. Dấn than theo Đường Ngài, là xả thân vào chốn đậm sâu, có nhân quần. xã hội. vào cộng đoàn dân con Chúa, phục vụ xã hội. Và Giáo hội.


Điều ta thường thấy nơi nhiều người, là não trạng “thị tứ” rất lăng xăng. Bận rộn. Cả trong Giáo hội. Vẫn cứ muốn Hội “Giáo” cung cấp đầy đủ mọi dịch vụ, để hưởng ích. Mà chẳng muốn đóng góp phần san sẻ qua thực hiện dịch vụ ấy, cho mọi người. Ta cứ coi Hội (của các) thánh như cơ quan cung cấp linh mục, nữ tu, nhà thờ, trường học và dịch vụ công ích chuyên đào tạo những người hữu ích cho xã hội, mình đang cần. Nhưng, cũng nên nhớ Hội (của các) thánh chẳng phải là các bậc vị vọng, ở trên đó. Mà là chính ta. Co anh, có tôi, cá cả mọi người, cùng nhau kết đoàn làm thành tổ chức chuyên cung cấp nhân sự, và dịch vụ. Là, cả “ổ cứng” lẫn “phần mềm”, nhờ đó cộng đoàn Hội thánh vẫn tiếp tục, mà hoạt động.

Ta đang sống trong xã hội, có chính quyền được định ra để chăm lo nhu cầu vật chất, nhưng không hoàn thành trọng trách giúp người cần thiết nhất. Ta cũng sống trong hội nhóm có cạnh tranh đem về cho ta thông điệp đầy thách thức vẫn đòi hỏi cống hiến toàn nghị lực để chăm nom cho chính mình, và gia đình.


Nếu coi đó là quà tặng nhưng-không, coi đó như chuyện bình thường, thì ta sẽ không dễ nhận ra vai trò mình thủ đắc. Với niềm tin Kytô hữu, nhiều lúc ta cũng có thái độ thụ động, chỉ biết có nguyện cầu, đóng góp và vâng phục. Ta làm nhiều việc phù hợp với một số khu vực của cuộc sống, như đi lễ hằng tuần. Đi, thì đi nhưng vẫn thụ động. Nghe một cách thụ động. Thụ động, trong cung cách cứ để linh mục giảng giải, ca đoan hát xướng và người khác nguyện cầu thay cho ta. Ta vẫn cứ đi trễ. Về sớm. Phải đó, là thực hiện ơn Chúa gọi, hay chăng?


Lần tới, nếu được đề nghị nguyện cầu cho ơn “gọi”, có lẽ nên tự hỏi: điều đó có ý nghĩa gì, với riêng ta? Ta có nguyện cầu cho người khác? Cho con người khác có ơn gọi chăng? Có thể mình không là linh mục/tu sĩ, nhưng tự mình có khuyến khích con cháu làm thế, hay vẫn cản ngăn, như người đời?


Trên đời, chẳng có gì miễn phí. Cả ăn uống. ẫn lễ lạy. Ta không thể “trao cho người khác, làm hộ ta. Những việc lạ. Hãy bắt chước vị tổng thống nọ, mà tự nhủ: “Đừng hỏi: Hội thánh sẽ làm gì đề ứu ơn gọi?” Chính ta là Hội thánh. Nên câu hỏi sẽ là: “ta đã và đang làm gì trong giáo xứ/cộng đoàn? Ở đây? Hôm nay?” Nếu quả có chuyện thiếu hụt số linh mục và tu sĩ trầm trọng. Ở mọi nơi. Trên thế giới? Thì câu hỏi phải là: Ai sẽ nhận trách nhiệm, mà giải quyết? Người ấy, là chính ta.


Trước hết và trên hết, ơn “gọi” là thực hiện điều mà mỗi người trong ta, được Chúa mời. Là Kytô hữu, những việc ấy phải được đồng bộ cùng giải quyết với sự tiếp tay của bạn bè Kytô hữu. Thực tế, nười người phải quyết tâm mà dấn thân. Và, thực hiện. Bằng phục vụ. Theo cung cách thích hợp. Như giáo dân. Tu sĩ. Linh mục. Mỗi người mỗi cách. Mỗi người mỗi địa vị. Cùng trọng trách.


Điều tiên quyết, còn là tầm mức nhận thức vai trò thiết yếu, mình nhận lãnh. Nhận và lãnh, ân huệ được ủy thác cho riêng mình, để sống ơn “gọi” có chức năng riêng biệt. và quan yếu. Nếu tất cả đều đồng lòng làm như thế, ta sẽ men theo con lộ dài, hầu giải quyết tình trạng thiếu hụt mục tử, cho Tiệc Thánh.


Chắc chắn, mọi người đều muốn thuộc về các nhân chứng-tử đạo đã định dạng đời sống với Chiên Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô. Đầng đã hy sinh cuộc đời mình để yêu thương thế gian. Vậy nên, hãy hiệp cùng Ngài, để như lời bài đọc 2, tất cả chúng ta “sẽ không còn phải đói, phải khát, không còn bị ánh nằng mặt trời thiêu đốt và khí nóng hành hạ nữa. Vì Con Chiên đang ngữ giữa ngai, sẽ chăn dắt và dẫn đưa họ tới nguồn nước trường sinh. Và Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ.” (Kh 7: 17)


Trong quyết tâm hiểu được như thế, ta cứ thế mà vui hát, câu ca đầy khí thế, của thời trước:

“Và dâng lên bao tâm hồn

Đầy sức sống hòa tình đời

Tình phơi phới mừng ngày về

Tràn đầy tin tưởng . . Anh ơi!”

(Lời Người Ra Đi – Trần Hoàn)


Nhớ ơn “gọi” là nhớ “lời người ra đi”, đầy tin tưởng. Tin tưởng, để rồi sẽ ra đi mà phục vụ, hết mọi người. Ơn gọi, là ơn được gọi để phục vụ, trong mọi cảnh. Mọi tự thế. Chức vụ. Quyền hành. Như từng kể. Ở trên.

Lm Phan Đỗ Thục Linh

Mai Tá diễn dịch.

(xem thêm các bài khác, xin mời vào www.suyniemloingai.blogspot.com;

hoặc: www.tranngocmuoihai.blogspot.com;

hoặc: www.giadinhanphong.blogspot.com)

No comments: