Saturday 7 July 2012

“Xưa anh là kẻ nghiện sông hồ,”


Suy niệm Lời Ngài Chúa Nhật thứ 15 Thường Niên Năm B 15.7.2012

“Xưa anh là kẻ nghiện sông hồ,”
“Đây đó lan dài gót lãng du”
(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)
Mc 6: 7.13
            Gót lãng du, đâu có là gót nện của nhà thơ đi đây đó. Nghiện sông hồ, có thể là nỗi niềm của người anh, lâu rày đó đây, xuất hiện ở bầu trời nhiều dấn bước theo chân Chúa, rất lâu ngày.
            Trình thuật thánh Máccô, nay kể về sinh hoạt của các vị thánh bước theo chân Thày, hăng say mục vụ tiếp nối công trình của Chúa ở Nam Galilê. Các ngài là nhóm tông đồ đa năng, đa dạng. Có người có gốc nguồn từ xứ miền Hy Lạp như thánh Philipphê, Anrê, còn lại là người Do thái như thánh Giacôbê, Batôlômêô, Tađêô, Simôn, vv. Các đấng bậc thuộc nhóm tuyển không giỏi về học thức, cũng chẳng đạo đức như đấng bậc khắc kỷ/khổ tu, nhưng lại hân hạnh được đi theo Đấng Ngôn Sứ luôn di chuyển. Các thánh được chuẩn bị dứt đoạn với gia đình, giòng họ, xã hội cùng chòm xóm và quyết tận hiến cho Ngài.
            Một số vị như thánh Tađêo, ta được biết chỉ danh tánh, mà thôi. Còn thánh Phêrô, Giacôbê vẫn nổi danh là lãnh tụ nhà Đạo ở thế kỷ đầu. Cũng tựa như Đức Giêsu, thánh Phêrô không để lại bút tích nào để thế hệ sau này theo đó mà biết rõ. Riêng thánh Phêrô lại đã trao quyền quản cai hội thánh ở Giêrusalem cho thánh Giacôbê để đích thân khơi mào sứ vụ đặc biệt cho dân ngoại ở Syria. Các đấng bậc trổi trang về thừa sai/mục vụ phải kể đến là thánh Phaolô từng sống cùng thời với Chúa, nhưng chưa một lần giáp mặt Ngài. Thánh Phalolô cũng là tông đồ đắc lực của Chúa nhưng thánh nhân lại không ở trong cùng nhóm Mười Hai. Trái lại, thánh nhân từng bách hại người của Chúa và cuối cùng lại đã trở thành tông đồ đắc lực hơn cả. Các tông đồ của Chúa đều có chung một đặc điểm là hết lòng tin tưởng vào Thày Chí Thánh đáp lại lời kêu gọi mọi người cùng hợp tác trong rao giảng Tin Mừng.
            Thật ra, có ba nhóm tông đồ gần cận Chúa hoạt động theo kiểu vòng tròn khép kín gồm các bậc vị vọng sinh hoạt rất đắc lực. Nhóm đầu là nhóm 12. Nhóm thứ hai gồm các nữ phụ, trong đó có Maria Mađalêna, chị em nhà Lazarô ở Bêthania, cùng Joanna vợ của Chuza (thượng thư của Hêrôđê), cả Maria mẹ của thánh Giacôbê nữa. Viết Tin Mừng, các thánh sử chăm chút ghi tên các nữ phụ này và coi các bà là người theo Chúa hầu để được sẻ san lời Ngài dạy và giúp chất liệu cho thế hệ nối tiếp phục vụ Hội thánh.
Các bà là những người vẫn quẩn-quanh bên Chúa khi Ngài dấn bước vào chốn khổ hình của thập tự. Và, các bà còn là chứng-nhân đầu hiện diện ở mộ phần ngay vào lúc Chúa sống lại. Trong lúc ấy, nhóm 12 lại cứ lánh mặt vì hãi sợ, chủ bại. Với người cùng thời với Chúa, sự cộng tác của bậc nữ lưu dám để chồng ở lại nhà mà theo Chúa, đã gây tai tiếng không ít cho người ngoài cuộc. Nhưng Chúa đi ngược lại qui ước vẫn có ở xã hội thời Ngài sống.
            Nhóm thứ ba, là các vị có cảm tình với công trình của Chúa thi thoảng mới tham gia sinh hoạt để giúp Chúa, thôi. Các vị nổi danh như: Ladarô, Nicôđêmô, Zakê, Giuse thành Arimathêa, đều là đấng bậc không rời bỏ gia đình và xã hội mà các vị đang sống, mà chỉ phụ giúp Chúa một đôi lúc, thôi.     
            Tuy các bậc nữ lưu trên, tuy đã thực hiện công việc thừa-tác cho Chúa là thế, nhưng vẫn không được Hội thánh gọi là “tông đồ” bao giờ hết. Lý do là bởi, cụm từ “tông đồ” bên tiếng Do thái có nghĩa “tamid” hoặc “tamilda” tiếng Aram, không phải là giống cái. Tự vựng Aram không có từ “tông đồ nữ” và cũng chẳng có danh từ “nữ phụ làm tông đồ” để đối chọi với từ nam tông-đồ được sử dụng rộng rãi trong văn chương chữ viết của Do thái. Tuy nhiên, với cộng đoàn Phaolô, nữ giới vẫn đồng quyền về mọi mặt với nam nhân, từ việc nguyện cầu cho đến nghi tiết phụng vụ hoặc mọi công tác được ngôn sứ thi hành.
            Thời thánh Phaolô đến mãi về sau, nhóm 12 lại đã trở nên thành-phần quan trọng không thể thiếu trong Đạo. Tuy nhgiên, vai trò của các ngài chỉ mang tính tượng trưng rất tri thức chứ không có thực lực ở xã hội ngoài đời. Cộng đồng người Do thái gồm tất cả 12 chi tộc phân tán rộng, trong khi đó nhóm 12 lại vỏn vẹn chỉ gồm 12 vị chuyên chăm hỗ trợ cho thánh hội ngõ hầu giúp duy trì quyền thừa kế Chúa hứa ban cho dân Ngài. Xem thế thì, nhóm 12 lại đã tượng trưng cho cộng đồng dân tộc theo cung cách thu nhỏ kiểu “bỏ túi”, khá vi mô.
            Ý Chúa chỉ muốn thế. Ngài chủ trương tái tạo Israel gồm chỉ 12 chi tộc gọn nhẹ. Và, Ngài những muốn cải tổ niềm tin ở dân con mọi người, khởi từ nhóm 12 được tuyển chọn, giống hệt đất nước Israel nhờ vào ân huệ trinh trong, cô đọng. Chúa đã sai nhóm 12 của Ngài đi khắp chốn để truyền rao Tin Mừng Ngài đem đến; nhưng, các thánh cũng chẳng đi đâu thật xa, mà vẫn chỉ khu vực gần cận thôn làng bé nhỏ quê miền đồng nội có người địa phương thân thương sống quẩn-quanh đây đó qua nếp sống cơ bản theo khuôn thước xã hội vùng Địa Trung Hải thời cổ xưa.
Nói chung thì, các thôn làng nơi đó chỉ là khu chung sống rất bé nhỏ thật vắng lặng, chứ không là chốn thị thành phồn hoa phức tạp, đầy kích bốc. Các thôn làng nơi đó, chẳng có cao ốc với hội đường gì trổi bật nhưng các ngài vẫn đến tụ tập đều đặn, ít là vào ngày Sabát. Quây quần nơi phố chợ hoặc khu vực râm mát có cơ ngơi chỉ gồm những người gần gũi/thân quen thôi. Ai nấy quây quần quyết xây dựng một cộng đoàn mang tinh thần giao hoà mộng ước, rất phải lẽ.
Đức Giêsu chẳng hề khuyên bảo đồ đệ Ngài phải dựng xây tinh thần một Israel mới mẻ như những hội thiện nguyện khác hẳn cộng đoàn. Bởi nơi đó, đã có sẵn cộng đoàn từng hoạt động hệt như thế. Ngài không thôi thúc dân con mọi người hãy rời bỏ gia đình mà đến với làng mạc rày đây mai đó thành đám du mục chẳng định hướng. Ngài không đòi họ tập trung sinh sống theo cung cách riêng tư cá thể. Nhưng, theo từng nhóm nhỏ cộng đoàn như ta thấy. Ngài không muốn mọi người sống chuyên chăm nhiệm nhặt, tức chẳng để tâm gì về thể chất, xác phàm. Điều Ngài bận tâm là dạy họ biết lắng tai nghe sứ điệp cần thiết để được chữa lành, thứ tha và về với quyết tâm đổi mới cuộc đời. Ngài muốn dân con của Ngài kiến tạo một Israel thực sự đổi mới con người mình.
Quê nhà, họ trở về cũng sẽ là các khu vực gần cận bên nhau. Chính vì gần cận, nên phần đông trong họ sẽ đi vào quan hệ mật thiết như người gần gũi rất thân quen. Mỗi làng/xã sẽ sinh hoạt theo kiểu riêng tư dễ phân biệt, ngoại trừ những khủng hoảng mang dáng dấp tính trạng của đất nước họ. Thật khó cho người ở ngoài chịu trở về sống ở thôn làng có người cùng làng xử sự cách đôn hậu, mật thiết. Muốn được thế, người người phải tham gia nhập cư theo cung cách hiền hoà, phải lẽ. Chính đó là ý Chúa muốn sai phái đồ đệ ra đi từng nhóm đến với thôn làng để các ngài không bị ai ám hại, hoặc gây khó. Đằng khác, đi từng cặp, cũng để thực hiện sứ vụ thừa sai cho dễ hơn là chỉ một mình đơn độc, không người giúp.
Ra đi về với thôn làng hiền lành, các thánh được dặn không mang theo cơm áo, gạo tiền. Cũng chẳng bận tâm chuyện sửa soạn giày dép, áo mão hoặc gậy gộc dù đi xa. Nhưng vẫn gọn nhẹ. Giản đơn. Đi như thế, mới giống cung cách của người túng thiếu/nghèo hèn, ở trong huyện. Chẳng khó dễ, cũng chẳng gây trở ngại cho ai, dù người ấy có là giới cầm quyền hoặc những vị chỉ tính chuyện tranh giành, chấp nhất. Lệ làng về tính hiếu khách sẽ là kim chỉ nam giúp các thánh thực hiện tính giản đơn, hèn mọn, không câu nệ. Nhất nhất nơi nào các thánh đến, cũng không dừng lại lâu. Không đi quanh quất/khất thực, mất thể diện. Và, chỉ chấp nhận những gì người nhà bố thí cho ăn mặc mà thôi. Nói chung, các thánh vẫn phải ăn ở hiền lành, cư xử cho phải phép cả với người hiếu khách, lẫn kẻ ngược ngạo, bạo hành.
Đến đâu, các ngài cũng nên chuyện trò thân mật. Kể cho nhau nghe những việc được Chúa quan tâm dạy bảo; nếu cần, phải chữa lành và tha thứ theo cách thế hiền từ Thày từng làm mẫu. Và, việc chữa lành Chúa dặn, cần được tiếp tục và hành xử đầy lòng tha thứ, để người người có cơ hội gần cận Chúa. Làm như thế, mới chứng tỏ được rằng: Nước Trời đã đến với thôn làng bé nhỏ để người người hoàn thiện cuộc sống, như Chúa muốn.
Trình thuật thánh Máccô kể hôm nay, được đặt chung với trình thuật về cuộc đời hoạt động công khai của Chúa quyết đổi mới Israel như Hội thánh Nước Trời, theo ý Chúa. Áp dụng vào với thánh hội thời hiện tại, thật cũng khó. Khó, là bởi các đấng bậc chủ quản hôm nay, vẫn tự hào mình là các đấng bậc kế vị nhóm 12, nhưng lại không dám rời bỏ của cải, bạc tiền cùng những thứ xa hoa, lộng lẫy để về sống đời chân chất, mọn hèn. Vấn đề đặt ra cho các đấng bậc đang chủ trì Hội thánh hôm nay, là: làm sao sống giản dị như Thày mình đòi hỏi. Có thế, mới yêu cầu mọi người sống như mình.
Tuy là khó, nhưng không có nghĩa là thánh hội mình không có lối thoát để bắt chước Chúa và nhóm 12 chấp nhận sống bình dị như người thường ở huyện. Tức, không giàu và cũng chẳng sang, chỉ làng nhàng đủ sống. Tức, sống dễ dàng, không áp đặt cấu trúc/luật lệ nào cầu kỳ, bắt buộc phải phấn đấu. Nhưng, quyết áp dụng nguyên tắc nhập thế và nhập thể, hầu chịu hạ mình xuống để sống hoà đồng cùng các người em mọn hèn, ở trần thế. Để được thế, Hội thánh hôm nay còn phải ngang qua nhiều hành trình xuyên suốt, rất quyết tâm.
Trình thuật theo thánh Máccô hôm nay sẽ là khởi điểm với đầy quyết tâm như thế. Quyết tâm dấn bước. Vui vẻ chấp nhận đời bình dị của người bình thường ở huyện, chốn thấp hèn. Để rồi, thánh hội mình dám xác chứng với người bình thường ở mọi nơi rằng: họ mới là dân con thực thụ, của Đức Chúa.
Trong tâm tình đó, có lẽ cũng nên ngâm tiếp lời thơ vừa khởi xướng rất như trên, rằng:
            “Xưa anh là kẻ nghiện sông hồ.
            Đây, đó, lan dài gót lãng du.
            Về, chẳng có kỳ, đi chẳng hẹn.
            Như, mây mùa thu, lá mùa thu.”
            (Nguyễn Bính – Chú Rể Là Anh)
Là anh hay em, cũng một chú rể bình dị ở huyện nhà. Là, kẻ những “nghiện sông hồ”, “đây, đó, lan dài gót lãng du”. Rất mùa thu. Mùa, của những đi mà không hẹn. Về, cũng chẳng kỳ hạn. Vẫn ra đi dựng xây thánh Hội giản đơn. Bình dị, lành thánh. Tuy rất nghèo hèn, nhưng hạnh ngộ.          
            Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh –
 Mai Tá phỏng dịch

No comments: