Saturday 9 March 2013

“Em còn đó, xoã lòng đêm tóc rối,”



Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần Thứ Năm Mùa Chay năm C 17.3.2013

“Em còn đó, xoã lòng đêm tóc rối,”
“Tôi đứng đây bụi lốc mịt mù xa.”
 (Dẫn từ thơ Vương Ngọc Long)
Ga 8: 1-11
Tóc vẫn rối, chắc hẳn lòng em cũng thêm rối? Rối tơi bời, nhưng người đời chẳng bận tâm. Thế đó, một tâm tình nhiều ý nghĩa đã thấy nơi trình thuật thánh Gioan viết hôm nay.
Trình thuật thánh Gioan nay viết, là viết về nữ phụ nọ bị cho là lăng loàn, tội lỗi, rất ngoại tình. Trình thuật hôm nay, là một trong các đoản khúc độc đáo của thánh Gioan, chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ 3, mà thôi. Các nhà chú giải kinh thánh cho rằng: đoản khúc này do cộng đoàn Luca thời tiên khởi đã đưa vào văn bản của thánh Gioan, vì lầm lẫn. Cũng có thể, các vị chép Tin Mừng lại cứ nghĩ Đức Giêsu xử tội nữ phụ ngoại tình ở trình thuật hơi nhẹ tay, dù kinh điển luật Do thái có ghi rõ.
Rõ ràng, trình thuật nay cho thấy cộng đoàn xét tội loạn luân chỉ mỗi nữ phụ thôi chứ không bắt giữ người đồng phạm. Loạn luân hay ngoại tình, đâu là hành xử chỉ một mình. Đây, rõ ràng có bất công, kỳ thị và thành kiến. Nữ phụ trong truyện, vẫn đại diện cho lớp người bị xã hội cổ xưa chê trách, phỉ báng, không chấp nhận. Xã hội mọi thời lại cũng coi thường, kết tội và chối bỏ phụ nữ dưới trướng mọi nam nhân.
Xã hội Do thái còn cách ly, bỏ tù và trừ khử các nữ phụ, để giữ mặt cho phe nhóm của họ. Trình thuật hôm nay, cho thấy: bằng vào việc sẻ san nỗi tức bực của kẻ giả hình và biến chuyện sống cung cách giả hình thành luật đối với cộng đoàn ở đó. Thế nên, phụ nữ xã hội này vẫn bị sử dụng cho mục đích tựa như thế. Và lần này, người đọc cũng như người kể, đều chuốc vào mình sự tức bực, giận hờn của phe nhóm/xã hội thời buổi ấy. Đó, còn là động thái của người sống vào thời buổi trước. Thế còn, xã hội hôm nay thì sao? Xã hội, nay thấy khá nhiều hành xử bất công với phụ nữ, vẫn không dứt.
Xưa nay, phụ nữ luôn là nhóm người không những thiệt thòi đủ điều, lại bị dồn vào chân tường khiến họ phải sống bên lề xã hội. Như di dân/người ngoại cuộc, phụ nữ không đủ tư cách để có được vai vế đáng kể trong bất cứ cộng đoàn nào ở Do thái. Họ bị coi như hiện thân của nỗi nhục phải sống trong xã hội do nam nhân khống chế, toàn trị. Trình thuật, nay còn mô tả nhóm người kết án nữ phụ phạm lỗi ngoại tình, họ đều là nam nhân. Không thấy trình thuật kể tên của nữ lưu nào trong đám người lên án hoặc xét xử chị ta hết. Sở dĩ, nữ phụ hôm ấy bị coi là có tội vì chị đã phạm vào niềm tin của mọi người về hôn phối. Và, một lần nữa, vụ xử riêng chị lại được đem ra ánh sáng, trước chúng dân toàn nam giới là để gài bẫy xem Chúa xử thế nào.
Sách Đệ Nhị Luật đoạn 22 đòi bất cứ nữ phụ nào phạm tội ngoại tình đều bị đem ra ném đá cho bằng chết. Thời Chúa sống, giới cầm quyền La Mã chừng như đã truất bỏ quyền hạn của người Do thái không được phép lên án chết trong trường hợp tương tự và một vài trường hợp khác giống như thế. Bởi thế nên, khi Chúa bảo: “Ai nghĩ mình vô tội hãy ra tay trước đi…” là Ngài tự đặt mình vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” hoặc chối bỏ luật Môsê hoặc đả phá luật của La Mã. Nếu làm như thế, hẳn Ngài tỏ cho thấy Ngài cũng khát máu như nam giới trong làng đòi Chúa giữ cả luật Do thái, La Mã và lệ làng của vua quan tự cho mình có văn hoá, văn minh?
Xem thế, thì ở đây có đến hai phiên xử: một phiên xét tội nữ phụ bị lên án chết do đám người cho rằng chị đã phạm luật. Còn, phiên kia đặt Chúa vào tình thế xét nghiệm, thử phổi để xem sao. Giả như Chúa không trả lời được vấn nạn do họ đặt ra, hẳn Ngài cũng bị xử chết hệt như nữ phụ ấy. Nếu quả đúng thế, thì thiết tưởng cũng không nên gọi nữ phụ nọ là người “bị bắt quả tang phạm pháp”, mà chỉ nên coi chị như người bị án tử đang chờ ngày hành quyết. Hai phiên xử, được nghệ nhân tên Lucas Cranach vẽ lên hình ảnh giống như tranh của Rembrandt về người con đi hoang, nay trở về. Cả hai bức tranh, được trưng bày tại bảo tàng viện St Petersburg cốt để giúp mọi người có chất liệu mà suy tư vào mùa Chay.
Bức tranh đây cho thấy: đám nam giới chủ toạ buổi xử đã kế án nữ phụ nọ vì chị vi phạm tội đáng chết, nhưng họ vẫn chờ Chúa cho ý kiến, để còn tính. Trong khi đó, Ngài lại bảo: “Ai nghĩ mình vô tội hãy ra tay trước đi...” Theo lệ làng, vị cao niên nhất sẽ ra tay ném đá trước; nhưng ở đây, vị ấy lại là người đầu tiên rút lui có trật tự, để mọi người cũng dấn bước, tiếp theo sau. Và, vụ xử bị đình chỉ, vì chẳng ai ra tay giải quyết, nên án này bị huỷ. Còn lại tại hiện trường chỉ thấy mỗi Đức Giêsu và tử tội, tượng trưng cho niềm khổ đau và lòng thương xót. Nhưng hỏi rằng: sự thể như thế có là đau khổ hôm nay không? Và, lòng Chúa xót thương vẫn là sự thương xót, suốt mọi thời đấy chứ?
Lại nữa, điều gì xảy đến trong lòng người nữ phụ buổi hôm đó? Và, nếu bảo rằng chị biết mình đã làm quấy, nên không cần ai nói cho chị biết gì thêm; và không chối bỏ điều đó. Chị thêm mỗi lo: sao là phụ nữ, chị bị coi như trò đùa của thiên hạ, về mọi việc. Chị không thấy căng thẳng, cũng chẳng đắng cay/khổ não mà chỉ mong sao để không còn nhớ chuyện cũ, và được ân xá. Chị là nữ phụ bị công luận ghen ghét, dè bỉu vì biết rõ tội trạng của chị. Họ không giết chị ngay lúc đó, nhưng chị cũng không thể sống với họ ở xã hội hoặc nơi nào mà câu chuyện về chị vẫn tiếp tục được kể cho thiên hạ nghe.
Theo tầm nhìn của xã hội cứ vin vào lề luật, thì chị như người đã chết hoặc người mắc nợ xã hội, mãi thiên thu. Chị khác nào người cùi/hủi bị đẩy lùi khỏi chốn dân gian sinh sống, giống những người không chốn dung thân. Nói tóm lại, vì họ, mà chị nay không thể quên những chuyện do xã hội của nam giới chuyên khuynh loát, khống chế phụ nữ. Dù có ai khuyên chị hãy quên đi chuyện như thế, có nhớ cũng chẳng làm được gì, nhưng chị thuộc lớp người không thể quên được chuyện có liên quan cả đời mình. Và những người xét xử cũng không quên được tội trạng của chị nữa. Thế nên, chị thấy không có lối thoát, và chẳng có gì giúp chị ra khỏi ngõ bí.
Nhưng, có một giọng nói trước nhất không nói tất cả mọi sự cho chị biết, mà chỉ cho người lên án Chúa thôi. Sau đó, mới hỏi chị xem có biết và có hiểu rằng: chẳng ai lên án chị hết! Và giọng ấy còn cho chị biết rằng: Đức Chúa lòng lành không bao giờ lên án chị. Theo cách nào đó, điều này nghĩa là chị đã được thứ tha, trước khi những người kết án chị bỏ đó mà đi. Tận tâm can, chị biết Chúa không lên án chị. Và, ngay khi ấy, chị đã biết tội/nợ của chị đà biến mất. Đó là quà tặng vượt quá những gì chị đáng được hưởng. Việc này không mang tính hữu lý theo người phàm, nhưng là điều rất mới, thuộc trật tự khác còn mới hơn. Nó như bài ca mới; và chị được mời để cùng mọi người hát lên bài ca mới ấy.
Trình thuật kể rằng Chúa có viết điều gì trên đất, nhưng thực sự Chúa chưa từng viết điều gì thành kinh điển và có lẽ hôm ấy Ngài cũng chỉ quệt quệt đôi vạch chứ chẳng viết chữ gì. Tự trung thì, người kết án chị đã phản ánh tội của chị vào văn bản của Chúa, rồi bỏ đi là vì thế. Sự việc như thể, hôm ấy, có đường lối mới rất tích cực về thứ tha đã trực chỉ người nữ phụ tội phạm như chị. Tha thứ đến với chị trong khi mọi người bỏ đó mà đi mang theo mọi hờn giận, ghét ghen, chẳng tha thứ.
Sự thể xảy ra hôm đó, là: có điều gì đó chưa từng xảy ra hôm trước, nay đã đến. Đó là quà tặng từ Đấng chưa thể hiện vào hôm trước, và cũng chưa có mặt ở hiện trường xử án, đầy vỡ đổ. Điều mới đó gọi là tha thứ. Tha thứ lớn hơn mọi sự ở thế trần. Tha thứ dẫn con người ra khỏi chính mình, vẫn khổ đau, đóng kín. Tha thứ lớn hơn sự công chính, hữu lý và hữu tình. Một thứ mới mẻ khiến con người thấy có sự sống sinh động và tình thương yêu, cũng rất lớn. Đó là tha thứ mà không ai vi phạm, sờ chạm được.
Dân con Hội thánh chưa hiểu sự mới mẻ này được là bởi giới chức có trọng trách dẫn dắt Hội thánh lại cứ giảng rao quá nhiều ‘sự’ về án chết, lỗi tội và khổ đau như ném đá cho chết. Có lẽ Hội thánh nay cần thứ gì đó to tát hơn để ta có thể học hỏi yêu thương từ nữ phụ phạm lỗi nay được tha nên đã yêu.
Nữ phụ ấy là ai? Phải chăng là bà Susannah ở Cựu Ước? Phải chăng nữ phụ kể ở trình thuật hôm nay là tổng hợp giữa người nữ thành Samaritanô và người mù bẩm sinh? Cũng có thể là một Ladarô ở trong mồ, tức nhân vật chính trong phụng vụ mùa Chay này chăng? Nữ phụ trong trình thuật phải chăng là biểu tượng của những ai từng bị đào thải, vì đã làm những việc theo cung cách khác hẳn xã hội từng chỉ vẽ bằng luật? Trả lời câu hỏi này, hẳn ta sẽ hiểu được ý chính của tác giả khi viết trình thuật hôm nay.
Trong cảm nghiệm tinh thần đó, cũng nên ngâm lại lời thơ vừa trích dẫn, rằng:
            “Em còn đó, xoã lòng đêm tóc rối,
            Tôi đứng đây, bụi lốc mịt mù xa.
            Nghìn mắt lá đang nhìn tôi ái ngại,
            Đêm nguyệt quỳnh hoá nở kiếp phù hoa.”
            (Vương Ngọc Long – Đêm Nguyệt Quỳnh)
“Đêm Nguyệt Quỳnh”, chắc chắn không là đêm của tình thương yêu/tha thứ như nhà thơ hiểu. Nhưng, vẫn là đêm tuyệt diệu cho nữ phụ ở trình thuật và cho tôi, là người lâu nay vẫn hưởng nhờ ơn tha thứ từ Đức Chúa, rất lòng lành. Thế đó, là lời đáp trả của lời thơ vương vấn ở đâu đó, rất trong đời.           

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh –
Mai Tá lược dịch

No comments: