Saturday 4 January 2014

“Anh chẳng nói vì rừng không biết nói,”




Suy tư Tin Mừng Chúa nhật Lễ Chúa Chịu Phép Rửa năm A 12.1.2014

“Anh chẳng nói vì rừng không biết nói,”
“Tiếng lau cao đã rộng cánh tay già.”
(dẫn từ thơ Nguyên Sa)
Mt 3: 13-17

Rừng không nói, làm sao Chúa Thơ lại vẫn nói. Chúa nguồn Thơ, nay im lặng để nhận thế gian buồn. Phải thế không, ý niệm ngày Chúa nhận thanh tẩy từ thánh Gioan Đấng Tiền Hô đi trước Chúa?
Thánh Mát-thêu nay đề cập cũng một ý-niệm tương-tự như ngày Chúa chịu thanh-tẩy ở sông Giođan. Như thường lệ, người đọc coi đây như sự-kiện lớn trong đời sống rất trưởng-thành của Đức Chúa. Quả, Ngài không còn là Hài Nhi bé bỏng ở Bét-lê-hem, cũng chẳng còn trai niên thiếu mẹ cha dâng vào đền thánh hiến-tế Chúa Cha. Ngài đã có đủ kinh-nghiệm sống như mọi người. Sống kinh nghiệm thế nào là người thường và là Con Thiên Chúa. Thế nên, thanh-tẩy nay mang ý-nghĩa của một mặc-khải cho chính Đức Giêsu vừa là Chúa vừa là người, rất người.
Mặc-khải đây là mặc khải về chính thực-tại mang tính-chất rất người. Đôi khi con người nói nhiều đến thực-tại đến độ có người lại chẳng muốn đi vào thực tại như thế. Thật ra thì, thực tại không hẳn là chuyện cao siêu, đẹp đẽ. Nó cũng những mặt yếu như khi xưa người người vẫn bảo; nghĩa là: cũng chao đảo, nhũng lạm, khổ đau, buồn sầu, tức rất nhiều thứ tương-tự chốn địa ngục hơn là thiên-đàng ở cõi thế. Điều đó, là do có kỳ thị giữa một số người. Nó cản ngăn con người sống đích-thực cuộc sống và cứ nhấn ép người người vào cảnh tượng thấp hèn, không kính trọng.
Mặc-khải gửi đến với Chúa là: cuộc sống chững chạc/“người lớn” của Ngài vẫn phải dính cứng vào với thực-tại , dù có ngụp sâu trong đó, để rồi trở nên lớn lao hơn thế và thay đổi nó. Đó chính là sứ vụ được mặc-khải cho Ngài, thật rất rõ.
Mặc-khải này, biểu-trưng bằng thanh-tẩy. “Nước” thanh tẩy, biểu-trưng cho thực-tại khó khăn, sần-sùi, dễ ngã. Nước thanh-tẩy còn tượng trưng chốn không gian xứng-hợp để con người tìm đến cứu gỡ khi gặp điều xấu. Cứu gỡ, không chỉ bằng cách tưới nước lên mình, mà là ngụp sâu nơi đó, quá đầu mình. Chúa sống cùng tâm trạng như mọi người. Ngài cảm nghiệm như mọi người từng trải, và sờ chạm thế giới con người sống. Và, bởi Ngài cao cả hơn uy-lực kỳ-thị, nên Ngài đổi thay chúng. Và Ngài trồi lên khỏi nước, để đưa mọi người đến chữa lành cho họ, thay-đổi cảnh sống của họ. Tất cả cùng Ngài, “vượt qua” trạng huống xấu để đi vào cuộc sống mới. Để rồi, hiệp thông chung sống có tôn trọng, không kỳ thị. 
Nơi Ngài cũng có đổi thay, ngay sau đó. Ngài không nhắm đích nhiều đến thể-chế vẫn thực thi rất nhiều thứ, nhưng Ngài lại chăm chú nhìn vào người dân. Ngài cho biết: thánh ý mới của Thiên-Chúa, tức: mọi người phải sống cuộc sống cởi mở, tự do, có tôn trọng. Và Ngài dạy: một khi mọi người biết sống như thế, sẽ khám phá ra Thiên-Chúa là ai. Chính họ là ai? Và, tại sao họ có mặt trên trời đất? Ngài cũng đã làm thế. Nên, mọi người cũng làm thế được.
Khi ta được thanh-tẩy bằng bí tích “rửa tội”, ta được hiểu là mình sẽ sẻ san một vài điều về kinh-nghiệm của Đức Chúa. Không phải chỉ vào lúc đó, mà thôi nhưng là sau đó, tức: ngang qua quãng thời-gian kéo dài chầm-chậm; ngang qua thời kỷ học-hỏi như hệ-quả của việc trở thành Kitô-khác đi vào với Chúa Kitô. Ta được hiểu là: mọi người phải thấy được tiêu-điểm do Chúa làm.
Đôi khi ta cũng gặp một số người thấy được điểm thiết-yếu của mọi việc ra như thế; tức: như Chúa từng làm. Tuy nhiên, tầm nhìn của con người chỉ là thị-kiến tư riêng của mỗi người, mà thôi. Tầm nhìn ấy phải được sẻ san với hết mọi người. Cả khi đã được thanh-tẩy rồi, nhiều người vẫn chưa được nối-kết với sự khôn ngoan, thánh-hoá của mọi người trong cộng-đoàn Hội thánh; mà chỉ biết có mỗi thế, nên cứ làm thế trong cuộc sống.
Đôi lúc, ta cũng gặp nhiều người trong cuộc đời từng sống rõ ràng có thanh-tẩy suốt cuộc đời, nhưng lại không bao giờ nghiệm ra rằng cuộc đời được hiểu là như thế. Sống, phải như thế. Nhiều người lại cứ tưởng cử hành thanh-tẩy là đã vui vì có con cháu quay quần trong khuôn viên nhà thờ, rồi được tẩy xoá hết mọi tội tổ tông, hoặc làm thế tức ban bố ân huệ Chúa gửi gắm cho con em mình, thôi.
Đôi lúc, ta cũng gặp nhiều người có khả-năng đến với nhau, rồi kéo theo kinh-nghiệm sống cho nhau và khám phá ra rằng tất cả chúng ta đang tìm cách áp dụng vào với thực tại cuộc sống, để thay đổi cuộc sống và cùng biến đổi cuộc sống cho nhau và với nhau. Và rồi, ta sẽ trở thành một giáo hội hoặc trở thành một nhân-loại cũng rất mới.
Nhưng, vấn đề là: làm sao được như thế? Trình thuật hôm nay, tác-giả có ý nói Chúa Thánh Thần đã ngự đến với Đức Giêsu và khiến Ngài thực hiện tất cả những gì Thiên Chúa Cha muốn Ngài thực hiện. Có lẽ, Chúa Thánh Thần, một lần nữa, cũng sẽ đến với hết mọi người và chỉ cho ta cùng một cung cách để sống giống như thế.
Lễ Chúa chịu phép rửa hôm nay còn để bảo cho mọi người biết rằng: từ nay, ta lại sẽ khởi đầu lên đường lập hành-trình giống như thế, trong Thánh Thần. Hành-trình ta lập, không hẳn sẽ trơn tru, dễ dàng nhiều “ơn mưa móc”; nhưng, vẫn có thể gặp rắc rối như nhiều người từng gặp, trong khổ đau, âu sầu, phiền não. Bởi thế mới cần thanh-tẩy. Bởi thế mới cần Thánh Thần Chúa đến ủi an, giao-hoà và thánh-hoá.
Nói cho cùng, thanh-tẩy không chỉ là lễ hội ta mừng mỗi năm, rồi thôi. Nhưng còn là khởi đầu cho một hành-trình dài lâu, suốt một đời, có nhiều cùng đồng hành.
Trong cảm nghiệm để rút kinh-nghiệm như thế, ta cũng hãy ngâm lên lời thơ phấn khởi, rằng:

“Niềm chua xót lớn lên thành núi,
Vùng trán anh trên mỏm ấy hoang vu.
Anh chẳng nói, vì rừng không biết nói,
Tiếng lau cao đã động cánh tay già.”
(Nguyên Sa – Tình Yêu Đàn Ông Ba Mươi Tuổi)

Chua xót đấy, nhưng vẫn lớn lên mãi để thành núi. Thành, chốn hoang vu trên mỏm, có tiếng “lau cao”, có “rừng không biết nói”, nhưng vẫn quyết thực hiện hành-trình khắc khoải nhiều thanh-tẩy. Để Thánh Thần Chúa sẽ lại đáp xuống trên ta, như chim câu hiền hòa, phấn kích. Đó chính là thanh-tẩy. Đó, còn là niềm khích-lệ gửi đến với dân gian, chốn phàm trần, bây giờ và mãi mãi. 

Lm Kevin O’Shea, CSsR   - Mai Tá lược dịch

No comments: