Tuesday 28 January 2014

“Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời"




Suy tư Tin Mừng Chúa nhật thứ tư mùa thường niên năm A 02.02.2014

“Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời"
Để ca tụng, bằng hương hoa sáng láng.”
(dẫn nhập từ thơ Hàn Mặc Tử)
Lc 2: 22-40
Trong hành trình cuộc đời, có những truyện kể đưa ra nhiều hình thái quan trọng về công ăn việc làm. Với các linh mục giảng thuyết, câu truyện các ngài kể đều tập trung vào việc chia sẻ Lời Chúa.
Có linh mục trẻ nọ, gặp khó khăn trong việc dùng lời giảng thuyết, cụ bèn xin Giám mục Bề trên của mình đôi ba bí kíp. Vị Giám mục mới nói: “Thì cha có thể nói đôi điều gì đó cốt thu hút bổn đạo chú ý tập trung như: Tối qua, tôi bất chợt rơi vào vòng tay ấm áp của một phụ nữ, chẳng hạn. Tôi dám chắc, nếu cha bắt đầu bài giảng như thế là họ sẽ chăm chú nghe thôi. Rồi cứ thế, cha tiếp tục tả cảnh tả tình, nói rất nhiều về sự ấm áp và cởi mở nơi cung lòng người nữ phụ, và rồi kết thúc bằng cú “nhảy dù” bật mí cho mọi người biết nữ phụ kia chính là thân mẫu của cha, thế là xong. Và, đó chính là ý nghĩa tình gia đình đấy.     
Linh mục trẻ quyết nghe theo lời dạy của Chủ quản Bề Trên, bèn dự định thực hiện vào bài giảng Chúa nhật sau đó, nhưng ông lại hồi hộp quá đến nỗi quên một vài chi tiết. Và hôm đó, nơi bài chia sẻ linh mục xứ đạo bắt đầu nói: “Thưa anh chị em, tối qua tôi được hân hạnh rơi vào vòng tay êm ái của một nữ phụ rất nóng bỏng…”
Cộng đoàn sốt sắng nghểnh tai chờ nghe đoạn tiếp cha giảng. Nhưng cha lại quên không nhớ phần vị Giám Mục dạy mình kết thúc ra sao. Cha bèn hít một hơi thật đầy, rồi tiếp: “Tôi không nhớ người phụ nữ này là ai, nhưng chừng như Đức Giám Mục bảo tôi làm như thế với bà ấy. “
Chúng ta vừa nghe một bài giàng hay nhất chưa từng biết đến. Thế giới vẫn gọi là Bài Giảng Trên Núi. Điều làm cho bài này hay nhất không phải do tính cao đẹp của ngôn ngữ loài người hoặc nó nằm ở hy vọng của tinh hoa thần học gói ghém trong đó. Hay nhất là bởi, Đức Giêsu đã giảng về thực tế đang diễn ra trước mắt Ngài. Người Do Thái hôm ấy rất nghèo, yếu đuối, sầu buồn và đói khát sự công chính. Có người còn tự đặt mình trong quyền năng sinh sát của kẻ thù địch. Người thì chiến đấu tìm gặp Chúa ngang qua bách hại. Người lại rắp tâm tạo sự bình an trong chốn bạn bè/người thân. Nhưng họ lại bị kết tội và tuyên án.
Thực tế này không chỉ xảy đến vào ngày Chúa rao giảng, nhưng vẫn diễn ra với Hội thánh tiên khởi, nữa. Mỗi lần nghe linh mục giảng, ta thường có thói quen hạch hỏi: làm sao ông ấy biết chuyện này chứ? Nếu cha mà hiểu được những khúc mắc nơi đời sống người đi Đạo, chắc cha sẽ phải thay đổi băng tần chia sẻ, mà thôi.
Quả thật, nhiều người trong chúng ta không bén đủ nhạy về sự mỏng dòn nơi cộng đoàn ta chung sống. Và đôi lúc, ta cũng thấy khó mà thông truyền cho mọi người biết sự yếu mềm của chính chúng ta. Bài Giảng Trên Núi là mẫu mực giúp ta sống, theo mọi cung cách. Khi Chúa nói: “Phúc cho anh em”, Ngài không muốn có thái độ bề trên kẻ cả, hoặc che giấu các khía cạnh gai góc của thực tại nơi cuộc đời, rồi cứ thế mà dẫn dụ: Giỏi lắm! Gắng lên con. Hãy cứ vui sống, mọi sự để đó Ta sẽ lo sau, trên Thiên Đàng…
Theo Sách thánh tiếng Do Thái, nói “Phúc cho anh em” là khám phá ra rằng Thiên Chúa đang hiện diện sống động nơi cuộc đời mỗi người. Ở đây. Bây giờ. Thành thử, Bài Giảng Trên Núi có ý bảo: ta không cần phải kinh qua mọi cuộc chiến đấu, tranh sống hằng ngày, mới nhận ra được sự hiện diện của Chúa. Đức Giê-su từng bảo: nếu ta nghèo, nhưng có lòng xót thương, cảm thông người sầu buồn, quyết tranh đấu cho một xã hội công bình hoặc còn đang đau khổ vì những thứ đó, nếu ta tỏ ra tử tế, vô vị lợi, nếu ta là người xây dựng hòa bình hoặc người cảm tử, thì tức là, theo cách nào đó, ta đang giáp mặt Chúa.
Chúa từng có Bài Giảng “Phúc thay cho anh em” ở Trên Núi là bạn đồng hành với ta trong mọi tình cảnh của cuộc đời ta đang sống. Chúa là người bạn hiền, luôn chung vai sánh bước đến gặp ta cả vào những ngày ta không muốn giáp mặt nữa.
Điều đáng buồn, là: quan niệm Đức-Chúa-người-bạn-hiền không được sử dụng rộng rãi, cho đúng mức. Ta vẫn chọn bạn mà chơi, bỏ giờ ra để ở với họ, kể cho họ nghe những điều ta chẳng kể cho ai. Đôi lúc, cả vào khi ta ở trên đỉnh bình yên cuộc đời trên thế giới hoặc gặp khủng hoảng ta vẫn gọi bạn đến tiếp cứu, trước khi nhớ đến gia đình, tình thân. Ta biết bạn cũng như mình vì bạn cũng vẫn tìm đến ta, để chia sẻ những vui buồn trong cuộc đời.
Là Bạn Hiền ta chưa từng có, Đức Giê-su luôn để ý đến ta trong mọi sự kiện xảy đến mỗi ngày. Ngài vẫn có đó, ở mọi nơi. Vào mọi lúc. Đương nhiên, Ngài chẳng bao giờ xâm phạm vào đời tư, của ai. Ngài luôn kiên nhẫn đợi ta mời Ngài đi vào cuộc sống của chính ta. Mọi lúc. Mọi cấp bực đời người, như ta muốn.
Đức Giêsu-Bạn-Hiền, không gửi đến cho ta những bài chia sẻ hàng tuần, kiểu xưa cũ. Nhưng, Ngài gặp ta qua từng ngõ ngách cuộc đời, ở mọi nơi. Ngài dìu ta vào vòng tay ôm êm ái. Ôm giữ thật chặt, mỗi khi ta gặp khó khăn trong cuộc sống. Một cuộc sống có quá nhiều trục trắc, rất gay gắt. Ngài đưa tay chỉ đường giúp ta ra khỏi ngõ quặt, để tiến bước. Tiến, về phía thênh thang đang rộng mở, cả con đường. Nơi có “Bài Giảng Trên Núi” với những ..”Phúc thay cho anh em!” Bởi, Ngài chính là Bạn Hiền đích thực. Là, Giê-su Nhân Hiền của ta.  
Trong cảm nghiệm về tình bạn rất hiền, cũng nên ngâm tiếp lời thơ của thi sĩ ở trên mà rằng:

Người có nghe xôn xao muôn tinh tú
Người có nghe náo động cả muôn trời?
Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời
Để ca tụng, bằng hương hoa sáng láng.
(Hàn Mặc Tử - Ave Maria)

Hương hoa sáng láng, xôn xao náo động muôn tinh tú, vẫn cứ là tình thơ rất hiền từ của Đức Giêsu-Bạn-Hiền vẫn đến với ta và cho ta, mãi suốt đời.

Lm Richard Leonard, SJ   
Mai Tá lược dịch

Saturday 25 January 2014

“Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời"




Suy tư Tin Mừng Chúa nhật thứ tư mùa thường niên năm A 02.02.2014

“Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời"
Để ca tụng, bằng hương hoa sáng láng.”
(dẫn nhập từ thơ Hàn Mặc Tử)
Lc 2: 22-40
Trong hành trình cuộc đời, có những truyện kể đưa ra nhiều hình thái quan trọng về công ăn việc làm. Với các linh mục giảng thuyết, câu truyện các ngài kể đều tập trung vào việc chia sẻ Lời Chúa.
Có linh mục trẻ nọ, gặp khó khăn trong việc dùng lời giảng thuyết, cụ bèn xin Giám mục Bề trên của mình đôi ba bí kíp. Vị Giám mục mới nói: “Thì cha có thể nói đôi điều gì đó cốt thu hút bổn đạo chú ý tập trung như: Tối qua, tôi bất chợt rơi vào vòng tay ấm áp của một phụ nữ, chẳng hạn. Tôi dám chắc, nếu cha bắt đầu bài giảng như thế là họ sẽ chăm chú nghe thôi. Rồi cứ thế, cha tiếp tục tả cảnh tả tình, nói rất nhiều về sự ấm áp và cởi mở nơi cung lòng người nữ phụ, và rồi kết thúc bằng cú “nhảy dù” bật mí cho mọi người biết nữ phụ kia chính là thân mẫu của cha, thế là xong. Và, đó chính là ý nghĩa tình gia đình đấy.     
Linh mục trẻ quyết nghe theo lời dạy của Chủ quản Bề Trên, bèn dự định thực hiện vào bài giảng Chúa nhật sau đó, nhưng ông lại hồi hộp quá đến nỗi quên một vài chi tiết. Và hôm đó, nơi bài chia sẻ linh mục xứ đạo bắt đầu nói: “Thưa anh chị em, tối qua tôi được hân hạnh rơi vào vòng tay êm ái của một nữ phụ rất nóng bỏng…”
Cộng đoàn sốt sắng nghểnh tai chờ nghe đoạn tiếp cha giảng. Nhưng cha lại quên không nhớ phần vị Giám Mục dạy mình kết thúc ra sao. Cha bèn hít một hơi thật đầy, rồi tiếp: “Tôi không nhớ người phụ nữ này là ai, nhưng chừng như Đức Giám Mục bảo tôi làm như thế với bà ấy. “
Chúng ta vừa nghe một bài giàng hay nhất chưa từng biết đến. Thế giới vẫn gọi là Bài Giảng Trên Núi. Điều làm cho bài này hay nhất không phải do tính cao đẹp của ngôn ngữ loài người hoặc nó nằm ở hy vọng của tinh hoa thần học gói ghém trong đó. Hay nhất là bởi, Đức Giêsu đã giảng về thực tế đang diễn ra trước mắt Ngài. Người Do Thái hôm ấy rất nghèo, yếu đuối, sầu buồn và đói khát sự công chính. Có người còn tự đặt mình trong quyền năng sinh sát của kẻ thù địch. Người thì chiến đấu tìm gặp Chúa ngang qua bách hại. Người lại rắp tâm tạo sự bình an trong chốn bạn bè/người thân. Nhưng họ lại bị kết tội và tuyên án.
Thực tế này không chỉ xảy đến vào ngày Chúa rao giảng, nhưng vẫn diễn ra với Hội thánh tiên khởi, nữa. Mỗi lần nghe linh mục giảng, ta thường có thói quen hạch hỏi: làm sao ông ấy biết chuyện này chứ? Nếu cha mà hiểu được những khúc mắc nơi đời sống người đi Đạo, chắc cha sẽ phải thay đổi băng tần chia sẻ, mà thôi.
Quả thật, nhiều người trong chúng ta không bén đủ nhạy về sự mỏng dòn nơi cộng đoàn ta chung sống. Và đôi lúc, ta cũng thấy khó mà thông truyền cho mọi người biết sự yếu mềm của chính chúng ta. Bài Giảng Trên Núi là mẫu mực giúp ta sống, theo mọi cung cách. Khi Chúa nói: “Phúc cho anh em”, Ngài không muốn có thái độ bề trên kẻ cả, hoặc che giấu các khía cạnh gai góc của thực tại nơi cuộc đời, rồi cứ thế mà dẫn dụ: Giỏi lắm! Gắng lên con. Hãy cứ vui sống, mọi sự để đó Ta sẽ lo sau, trên Thiên Đàng…
Theo Sách thánh tiếng Do Thái, nói “Phúc cho anh em” là khám phá ra rằng Thiên Chúa đang hiện diện sống động nơi cuộc đời mỗi người. Ở đây. Bây giờ. Thành thử, Bài Giảng Trên Núi có ý bảo: ta không cần phải kinh qua mọi cuộc chiến đấu, tranh sống hằng ngày, mới nhận ra được sự hiện diện của Chúa. Đức Giê-su từng bảo: nếu ta nghèo, nhưng có lòng xót thương, cảm thông người sầu buồn, quyết tranh đấu cho một xã hội công bình hoặc còn đang đau khổ vì những thứ đó, nếu ta tỏ ra tử tế, vô vị lợi, nếu ta là người xây dựng hòa bình hoặc người cảm tử, thì tức là, theo cách nào đó, ta đang giáp mặt Chúa.
Chúa từng có Bài Giảng “Phúc thay cho anh em” ở Trên Núi là bạn đồng hành với ta trong mọi tình cảnh của cuộc đời ta đang sống. Chúa là người bạn hiền, luôn chung vai sánh bước đến gặp ta cả vào những ngày ta không muốn giáp mặt nữa.
Điều đáng buồn, là: quan niệm Đức-Chúa-người-bạn-hiền không được sử dụng rộng rãi, cho đúng mức. Ta vẫn chọn bạn mà chơi, bỏ giờ ra để ở với họ, kể cho họ nghe những điều ta chẳng kể cho ai. Đôi lúc, cả vào khi ta ở trên đỉnh bình yên cuộc đời trên thế giới hoặc gặp khủng hoảng ta vẫn gọi bạn đến tiếp cứu, trước khi nhớ đến gia đình, tình thân. Ta biết bạn cũng như mình vì bạn cũng vẫn tìm đến ta, để chia sẻ những vui buồn trong cuộc đời.
Là Bạn Hiền ta chưa từng có, Đức Giê-su luôn để ý đến ta trong mọi sự kiện xảy đến mỗi ngày. Ngài vẫn có đó, ở mọi nơi. Vào mọi lúc. Đương nhiên, Ngài chẳng bao giờ xâm phạm vào đời tư, của ai. Ngài luôn kiên nhẫn đợi ta mời Ngài đi vào cuộc sống của chính ta. Mọi lúc. Mọi cấp bực đời người, như ta muốn.
Đức Giêsu-Bạn-Hiền, không gửi đến cho ta những bài chia sẻ hàng tuần, kiểu xưa cũ. Nhưng, Ngài gặp ta qua từng ngõ ngách cuộc đời, ở mọi nơi. Ngài dìu ta vào vòng tay ôm êm ái. Ôm giữ thật chặt, mỗi khi ta gặp khó khăn trong cuộc sống. Một cuộc sống có quá nhiều trục trắc, rất gay gắt. Ngài đưa tay chỉ đường giúp ta ra khỏi ngõ quặt, để tiến bước. Tiến, về phía thênh thang đang rộng mở, cả con đường. Nơi có “Bài Giảng Trên Núi” với những ..”Phúc thay cho anh em!” Bởi, Ngài chính là Bạn Hiền đích thực. Là, Giê-su Nhân Hiền của ta.  
Trong cảm nghiệm về tình bạn rất hiền, cũng nên ngâm tiếp lời thơ của thi sĩ ở trên mà rằng:

Người có nghe xôn xao muôn tinh tú
Người có nghe náo động cả muôn trời?
Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời
Để ca tụng, bằng hương hoa sáng láng.
(Hàn Mặc Tử - Ave Maria)

Hương hoa sáng láng, xôn xao náo động muôn tinh tú, vẫn cứ là tình thơ rất hiền từ của Đức Giêsu-Bạn-Hiền vẫn đến với ta và cho ta, mãi suốt đời.

Lm Richard Leonard, SJ   
Mai Tá lược dịch

Saturday 18 January 2014

“Mẹ có đứng vỗ tay cười nên nhạc,”




Suy tư Tin Mừng Chúa nhật thứ ba mùa thường niên năm A 26.1.2014

“Mẹ có đứng vỗ tay cười nên nhạc,”
Hoà âm theo réo rắt trận cuồng phong.”
(dẫn từ thơ Vũ Hữu Định)
Mt 4: 12-23
Vỗ tay cười nên nhạc, mẹ vẫn đứng. Réo rắt trận cuồng phong, cha vẫn ngồi. Ngồi hay đứng, vẫn cứ là trạng thái của mẹ và của cha nơi nhà Đạo, nhiều phong ba. Phong ba một đời người, nay lại thấy hiển hiện nơi tâm tư Hội thánh cũng khá nhiều.
Trình thuật thánh Mát-thêu, nay nói lên tâm trạng của Hội thánh thời đầu vẫn cứ lo cho dân con mình Đạo mình. Tâm trạng ấy, nay thánh Mat-thêu lại sẽ mô-tả khuôn khổ một tình-huống có thánh Gioan Tiền Hô vẫn cứ nói: Đức Giêsu. Đấng tràn đầy thần khí đã cuốn hút rất nhiều người đi theo Ngài để nghe Ngài nói về “Thiên Chúa là Tình Yêu” rất ân cần. Điều này chứng tỏ Ngài là Ngôn Sứ Tối Cao rất đặc biệt, lại đã cùng các ngôn sứ thời Cựu Ước nói về Thiên-Chúa-là-Cha thương-yêu bảo bọc Ngài.
Là Ngôn Sứ đặc biệt, Chúa khiến mọi người thấy được hiện-trạng thế giới đang đi vào chốn kết-tận của thân phận. Có điều chắc, là: trật-tự-mới đã đến, khi Chúa phán bảo: “Trời mới/đất mới đã gần kề, vì Thiên-Chúa-là-Cha sẽ khiến cho trật-tự này trở thành hiện thực. Ngài gọi đó là “Vương Quốc Nước Trời” đến với thế giới hầu kêu gọi mọi dân thường ở huyện sẽ cùng Ngài đi vào Trời Mới rất thân thương, ngõ hầu mọi người biến-cải trạng-thái tâm-tư chào đón Nước Trời của Chúa, có Chúa. Không cải-biến tâm-tư linh-đạo của mình, người người có nguy-cơ để luột mất cơ hội quý báu rất ngàn vàng.
Phần đông người Do Thái, là dân con bình thường ở huyện. Họ không thuộc nhóm “tuyển chọn” như đám Ét-xê-nê hoặc Biệt phái. Họ tin những gì là nền tảng của dân tộc. Tin, Thiên-Chúa-là-Cha mọi người và Ngài chọn họ theo cung-cách đặc-biệt đến độ Ngài ban cho họ quà tặng quý là Luật Torah, tức lề luật rất thích-hợp giúp họ sống xứng-đáng tư-cách dân “tuyển-chọn” biết kính yêu thờ phượng Thiên-Chúa-là-Tình-thương” như ý nghĩa thực của lề luật. Họ cố gắng lên đền thánh Giêrusalem mà phụng thờ Chúa như luật dạy. Ai cư ngụ tại nơi xa xôi như Galilê, không lên Đền cách thường xuyên được, cũng tìm cách đến với Đức Giêsu để được dạy bảo nhiều điều mà họ chưa tỏ.
Với con dân mọi người, Chúa diễn giải Luật Torah phải là đường lối sống biết kính yêu Thiên-Chúa-là-Cha rất yêu thương, đỡ đần họ. Ngài khuyên dạy mọi người sống cách giản-đơn, chân phương để trở-thành người tử tế, hài hòa, khiêm hạ như dân nghèo ở đời thường. Ngài tỏ cho họ thấy nét đẹp cuộc sống bình-dị phải như thế. Vào với cuộc sống mới, Ngài chứng tỏ Ngài chính là thi-nhân làm đẹp cuộc sống, cũng rất tốt. Ngài còn giúp dân con mọi người biết cách phụng thờ Thiên-Chúa-là-Cha luôn thương yêu đùm bọc dù họ không nhớ hoặc không có khả năng lên đền thánh phụng thờ Chúa.
Chính vì thế, mọi người vẫn tụ-tập quanh Ngài để được dạy. Thật ra, có ba vòng tròn hội-tụ quanh Ngài gồm các nhóm hội/đoàn thể khác biệt chuyên thực-hiện yêu thương phụng thờ Chúa. Nhóm vòng ngoài ở xa nhất, là đám đông quần chúng chân-phương/giản dị từng đến với Ngài và tin vào Ngài cách chân thật. Họ vẫn nghĩ: cung-cách sống niềm tin mà Ngài đem đến cho họ rất đầy đủ, dù họ đang sống tại nhà riêng và tiếp-tục có lối sống tư-riêng, biệt-lập.
Nhóm gần cận Ngài hơn, là “đồ đệ chuyên chăm gồm các thừa-tác-viên từng bỏ nhà ra đi theo chân Ngài, vào mọi lúc. Chính vì thế, nên “đồ đ” Chúa có nguy cơ bị giới cầm quyền theo dõi, cấm cản vì vốn không ưa thích những gì Ngài răn dạy chúng dân,  khiến họ sống đối-nghịch với đường lối xưa nay giới cầm quyền định ra. Đồ đệ cận kề Chúa, bao gồm nhiều tn; mỗi toán chừng mười hai người trong đó có cả thừa-tác-viên nữ rất hăng say và mẫu mực.
cuối cùng, nhóm gần cận Ngài nhất vẫn là nhóm tông đồ mật thiết chẳng bao giờ rời xa Chúa. Nhóm này, được các thánh-sử gọi là “Nhóm Mười Hai” khi viết lên trình-thuật Tin Mừng đến bốn quyển. Nhóm Mười Hai được tuyển-chọn từ các môn-đồ mật-thiết rất thân thương. Con số 12, nói lên số lượng chi tộc Israel đề cập ở Cựu Ước. Thời Chúa sống, có đến mười chi tộc đã tháo lui, để rồi còn lại chỉ mỗi hai chi-tộc duy nhất là bộ tộc Giu-đê-a và Benjamin.
Bằng vào động thái tượng trưng, Đức Giêsu lại đã thiết lập con số 12 để nói lên rằng: giòng tộc Israel nay cải tân, rất sẵn sàng chào đón Vương Quốc Nước Trời đang trờ đến. Suốt đời Ngài, Đức Giêsu chỉ chăm lo thực hiện điều đó, tức Ngài làm mọi cách để ý định của Thiên-Chúa-là-Cha trở thành hiện thực. Hội thánh Chúa, nay đã rõ tên tuổi của 12 đồ đệ kết thân với Ngài;Hội-thánh vẫn gọi các vị này là “Mười hai thánh Tông đồ”, hăng say nhiệt nồng không hề dứt.
Thực tế, cũng từ nhóm 12 Tông Đồ này, mà Thánh Hội của Chúa được thiết lập. Nói cho cùng, ta có thể bảo: Chúa thấy được hiện-trạng Hội Thánh hôm nay sẽ xảy ra như ý Ngài dự tính và lịch-sử Đạo  cũng diễn ra như thế. Và, cùng với Nhóm 12 Tông đồ được thánh hiến, Chúa đã thiết lập tổng cộng 36 đồ đệ hăng say như các thánh tông đồ đầy nhiệt huyết và tuyệt đại đa số đều là kẻ tin vào Ngài, rất mãnh liệt. Đây chính là Hội thánh Chúa thời buổi đầu đời mà ta có thói quen gọi là thánh Hội thời tiên khởi. Rất nhiều đồ đệ của Đức Giêsu khi trước từng theo chân thánh Gioan Tiền Hô đi vào chốn sa mạc nóng cháy mà nguyện cầu thờ kính Chúa.
Thánh Gioan Tiền Hô từng nói với những người theo chân mình rằng: Đức Giêsu là Đấng Cứu Độ mà mọi người đang tìm kiếm. Thánh-nhân cũng tỏ cho mọi người biết Đức Giêsu là Đấng được Thiên-Chúa-là-Cha thương yêu tuyển-chọn, có Thần khí đậu trên Ngài và ở lại mãi mãi với Ngài. Chúa vẫn đầm mình với dân con mọi người vào Thần khí, quyết trao ban Thần khí cho họ, để họ trở thành dân con ngập tràn năng lượng thánh thiêng, có uy lực của Ngài kèm theo, hầu kiến tạo thế giới nhân trần trở thành chốn miền phúc hạnh cho mọi người. Từ đó, người theo Chúa đã trở thành dân con Nước Trời, thực thụ.
Trình thuật hôm nay, thánh Mát-thêu cũng nói cho mọi người biết: Đức Giêsu là Đấng chữa lành hết mọi người. Ngài đi khắp chốn, nói với mọi người về Vương Quốc Nước Trời đang gần kề. Và Ngài chữa lành cho họ, khỏi mọi tật bệnh. Dân con mọi người, kéo đến với Ngài để được chữa. Càng đến, họ càng được Ngài chữa cho lành lặn và người bệnh càng cần được chữa nhiều hơn. Có như thế, họ mới sẵn sàng sống với nhóm hội đồ đệ của Ngài và cùng sống trong Vương Quốc Nước Trời.
Quan điểm của thánh Mat-thêu về Hội thánh, là lập trường tư-tưởng khẳng định rằng Hội thánh là chốn miền ở trong đó mọi người đã và đang được chữa lành, hết mọi sự; bất kể sự việc ấy thế nào, nghiêm trọng ra sao.
Đọc trình thuật thánh Mát-thêu trọn năm phụng vụ này, ta sẽ được nghe thêm về việc Chúa cận kề với con dân Ngài. Và Ngài sẽ chữa lành rất nhiều người. Cũng thế, mỗi lần tham dự Tiệc Thánh Thể, là ta cử hành sự việc Chúa cận kề và chữa lành hết mọi người chúng ta.
Trong tâm tình cảm nghiệm tính cận kề của Chúa, ta trở về về với lời thơ ở trên mà ngâm rằng:

“Mẹ có đứng vỗ tay cười nên nhạc,
Hoà âm theo réo rắt trận cuồng phong.
Cha có say sưa, vững dáng trời trồng,
Hồn lộn lạo xác nhà, xác ruộng.”
(Vữ Hữu Định – Thời Tiết)

Cả mẹ lẫn cha, nay không còn say sưa, lộn lạo thứ gì nữa. Nhưng, đã vỗ tay cười nên nhạc để rồi sẽ cảm kích sự việc Chúa cận kề hầu cứu chữa hết mọi người. Và, mọi người sẽ biến đổi mà vui hưởng cuộc sống hạnh đạo nơi Vương Quốc, nước của Ngài.

Lm Kevin O’Shea, CSsR   
Mai Tá lược dịch