Saturday 28 November 2015

“Thế nhân ơi, trần-gian vẫn cuộc đời”



Suy Tư Tin Mừng tuần thứ 2 Mùa Vọng năm C 06/12/2015

Tin Mừng (Lc 3: 1-6)
Hôm ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng:"Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến.28 Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc."
"Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người."

Ban ngày, Đức Giêsu giảng dạy trong Đền Thờ; nhưng đến tối, Người đi ra và qua đêm tại núi gọi là núi Ô-liu. Sáng sớm, toàn dân đến với Người trong Đền Thờ để nghe Người giảng dạy.

“Thế nhân ơi, trần-gian vẫn cuộc đời”
Và mien viễn, giòng đời trôi bất-diệt.”
 (Dẫn từ thơ Ti-gôn)
Vâng. Giòng đời vẫn cứ trôi. Vẫn miên-viễn làm sao dám tru-diệt. Chí ít, là giòng tìm-kiếm, của người đang mong đợi, thuở ban đầu. Từ ban đầu, cộng-đoàn dân Chúa vẫn luôn chờ và cứ đợi. Chờ và đợi, nay Tin Mừng kể lại chuyện thánh Gioan Tẩy Giả đã khích-lệ đoàn người lũ-lượt theo chân thánh-nhân: hãy bình-tĩnh nhẫn-nại, vì thời-gian chờ đón Đấng Cứu-Độ, đến rất mau.
Ngược giòng lịch-sử, ta thấy rõ: người Do-thái vẫn muốn chính mình có mặt vào ngày giờ Đấng Thiên-Sai hiện đến thêm lần nữa. Từ đó đến nay, từng thế-hệ và từng thế-hệ vẫn nối-tiếp trong mong chờ và cứ đợi. Mang hy-vọng nhờ nguyện cầu sốt-sắng, dân con nhà Chúa lại sẽ diện-kiến Đấng Thiên-Sai. Ngài sẽ đến như Người Con vinh-hiển, đã xức dầu.
Thật ra, người Do-thái vẫn mang hy-vọng hãnh-tiến, rất miên-trường. Họ cầu Chúa tái-lâm vào ngày nào đó, để còn hy-vọng sẽ lại thấy Ngài. Rõ ràng là, Đức Kitô vẫn chưa quang-lâm thực đúng ngày giờ mà mọi người chờ mong. 
Trong chờ ngày Chúa đến lại, có người lại cứ liên-tưởng đến biến-cố bi-ai, rất nhẫn-nhục. Họ cứ nghĩ: nếu biết nhẫn-nhục và hy-sinh, chịu khó, ắt sẽ được giáp mặt Ngài, chẳng chờ lâu.
Liên-tưởng ngày “N” đầy kịch-tính, dân con của Chúa cùng thế-giới như chùng lại, đi vào giây phút tận-tuyệt, khó hình-dung. Có người còn tô đậm nhiều tưởng-tượng, quyết đoán rằng: Đức Chúa hẳn sẽ xuất-hiện trong vinh-quang sáng-láng giống vua/quan lãnh chúa đến tức thì. Dón chờ Ngài, chắc chắn có lễ-hội đình-đám, no say tự hồ đón-nhận lãnh-tụ/chính-trị-gia vừa thắng lớn, quyết ra tay xoá bàn cờ, dựng lại.
Đọc Tin Mừng, hẳn ai cũng nhớ lại tình-huống qua đó thánh Luca từng nhấn mạnh sự-kiện tín-hữu thời đầu vẫn chờ/mong Đức Kitô đến lại, chẳng nguôi ngoai. Bậc thánh-hiền khi ấy, vẫn ước ao được diện-kiến Đấng Thiên-Sai thêm lần nữa. Nhưng, họ lại để luột mất cơ-hội, bởi cứ dựa vào những dấu-hiệu không rõ rệt.
Thực-tế hơn, thánh Gioan Tẩy Giả là người đầu tiên gặp mặt Chúa bằng xương bằng thịt. Thánh-nhân có được diễm-phúc diện-kiến Ngài từ đầu, vào lúc Ngài gia-nhập thế-giới nhân-trần đầy êm-ả.
Thánh-nhân còn ý-thức được rằng: Đức Kitô, vốn yêu-thương thế-giới loài người rất mực, nên đã khoả-lấp hố sâu ngăn-cách người với người. Khi Ngài đến, núi đồi nào cản-ngăn sự hiệp-thông/kết-nối, đều bị Ngài san bằng cách-biệt.
Bằng vào tình thương-yêu/đùm bọc, Ngài gỡ bỏ mọi tăm-tối ở lòng giận hờn, ghét-ghen, tị nạnh. Bằng phong-cách rất nhân-hiền, Ngài vạt-phẳng mọi hố sâu chia-lìa xuất tự đố-kỵ mà người người vẫn hành-xử đối với nhau, hết mọi ngày.
Bằng lòng mến vô bờ luôn tỏ-lộ, Ngài biến-cải mọi thành-trì dù kiên-cố của những chán-ngán, lạnh căm. Để rồi, Ngài lại sẽ đưa vào chốn Nước Trời đầy sức sống cho con dân của Ngài được vui hưởng hết mọi sự. Từ nay, tâm-can con người rày sẽ trở nên con suối hiền êm ả, thẳng tắp.
Hướng vào ngày Ngài tái-lâm, chắn chắn đó là phong cách rất đặc thù của những người đang trong tâm-trạng chờ mong, mong chờ. Nhưng, Mùa Vọng không là lễ-hội phàm-trần để ta thản-nhiên mà tuyến-bố: mình không hề biết vì lễ hội trần-tục, con người sẽ cứ dửng-dưng trước ý-nghĩa của ngày Chúa tái-lâm.
Dù sao đi nữa, hướng về ngày Chúa Giáng-trần còn là mùa lễ giúp ta suy-tư, nghĩ-ngợi nhiều về tính kiên-nhẫn biết nói lời “Xin Vâng” với Chúa, với Cha. Mùa này, mỗi năm, ta vẫn cùng nhau thinh-lặng trầm-bình bước vào nguyện-đường, nhắc nhở chính mình rằng: Ơn Cứu-Chuộc Chúa ban đã kởi-đầu từ nhân-vật bé bỏng, Chúa Hài-Nhi.
Hy-vọng và hướng về ngày Chúa quang-lâm, còn là mùa lễ để ta thấy được niềm tin của những người còn chờ mong được thấy những gì ta đang thấy. Nhận-thức được điều ta đang sống có ý-thức, tin-tưởng vào những gì ta đang tin-tưởng. Hy-vọng và hướng mình vào ngày Chúa đến lại, cũng là mùa giúp ta tăng-trưởng lòng kiên-nhẫn, cố lấp đầy những hố sâu cay-đắng nơi cuộc đời cần khoả-lấp.
Ở tư-thế ngóng chờ ngày CHúa đến lại, sẽ giúp ta hiểu rằng: vẫn còn nhiều đồi núi/cách ngăn đang chờ chực ta san-bằng. Và, Mùa Vọng còn là thời-gian quí-giá để ta tưởng nhớ lại quãng đời bĩ-cực/khổ-đau khi trước. Vào lúc ta những nghĩ rằng: Ngài bỏ rơi ta, chẳng đoái-hoài; nhưng hy-vọng và hướng nhìn về quá-khứ trong chốc lát, ta lại đã nhận ra rằng: Ngài luôn kề-cận, hiện-diện bên ta suốt hành-trình gian-nan/khổ-ải , nơi trần-thế.
Chờ ngày Chúa quang-lâm giáng hạ thêm lần nữa, ta cũng nên nhớ lại lời “Xin vâng!” qua tâm-tình đáp trả tình-tự thương-yêu đang dâng-trào bằng thứ tình tư-riêng, đầy mến mộ.
Chờ và mong ngày Chúa quang-lâm giáng-hạ, còn là nói lên lời đồng-thuận sẽ vui nhận Vương Quốc Nước Trời đang diễn-biến ở chốn gian-trần, do Ngài gửi. Và như thế, ta lại sẽ thực-thi công-lý và hoà-bình, cho dân nước.
An vui ngày lễ vọng, là nói lời “Xin vâng!” đồng-thuận khi biết rõ Ngài vẫn là bạn đồng-hành với ta trong mọi lúc, ở mọi nơi. Ngài vẫn cận-kề ta trong hành-trình tin-yêu mến một đầy trắc-trở. Ta sẽ hiên-ngang nói lời “Xin Vâng!” vui nhận, cả vào lúc thất-vọng rất tràn-trề. Cả vào khi niềm thất-vọng đã chợt đến, chợt đi, thật bất ngờ.
Hãy bắt chước nhà thơ John Bell, người Tô Cách Lan từng diễn-tả tình-tự thân-thương Mùa Vọng bằng nha74ng vần thơ, tình-tứ rất như sau:

“Anh sáng cúi gập mình nhìn tăm tối rồi vội nói:
Ta phải đi, nhất-định không để thế
Hoà-bình ghé lại, thấy chiến-tranh, liền bầy-tỏ:

Ta đi đây, quyết tái-tạo an-hoà,
Tình yêu để mắt, thấy hận-thù bèn nhất-quyết:
Ta lên đường, dù phải đợi, phải chờ.

Tựa hồ như thế, Đức Chúa sự sáng
Là hoàng-tử An-Bình
Là Vua Cha của Tình thương yêu
Đã ghé bến nhân-trần, lưu lại cận-kề với ta mãi.”

Vâng. Có Chúa cận kề, hẳn dân con đi Đạo sẽ hân hoan vui sướng biết bao. Hân hoan, vì đã chờ đợi biết bao năm, không mệt mỏi. Dù, kinh qua mọi khổ ải, nhiều đau thương. Vẫn cứ vui, mà đợi chờ, không quản-ngại vì biết rằng Ngài sẽ lại đến trong vinh-quang mai ngày như đã hứa. Và, Lời Ngài dặn còn đó những Mùa Vọng. Mùa, của chờ mong, yêu thương, rất nhung nhớ.

Lm Richard Leonard sj biên doạn
Mai Tá lược dịch.

    

No comments: