Monday 7 December 2015

“Niềm vui bất tận, ở nơi đây”



Suy Tư Tin Mừng tuần thứ 3 Mùa Vọng năm C 13/12/2015

Tin Mừng (Lc 3: 10-18)

Bấy giờ dân chúng lũ lượt đến xin ông Gioan làm phép rửa, họ hỏi ông rằng:
"Chúng tôi phải làm gì đây?"
Ông trả lời:
"Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy." Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông:
"Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì?" Ông bảo họ: "Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh." Binh lính cũng hỏi ông: "Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì?" Ông bảo họ: "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình."
Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Gioan lại chẳng là Đấng Mêsia! Ông Gioan trả lời mọi người rằng:
"Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa. Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi."
Ngoài ra, ông còn khuyên dân nhiều điều khác nữa, mà loan báo Tin Mừng cho họ.

“Niềm vui bất tận, ở nơi đây”

Anh chị em, có bao giờ về thăm nông trại nào đó vào một mùa hè nóng bỏng không? Nếu có, chắc anh chị em cũng có kinh nghiệm không ít về chuyện khan hiếm nước, như thế nào. Bản thân tôi, có nhiều dịp từng về quê thăm nông trại của ông chú ruột.
Lúc ấy, chúng tôi gồm chừng 6, 7 người anh em họ, phần đông sống ở thị thành, về đây lưu lại sống trọn kỳ nghỉ. Một lần về là một lần thấy vui. Duy có điều mà chúng tôi cứ nhắc nhau mãi: phải cẩn trọng, khi sử dụng nước!
Dường như, chúng ta quen sử dụng lượng nước tắm gội bao giờ cũng gấp đôi dung lượng của người anh em sống ở vùng sâu vùng xa, nơi thôn xóm.
            Tôi nhớ mùa hè năm ấy ở miệt dưới, bà con chúng ta đã phải trông chờ hầu như suốt chín tháng trời ròng rã vẫn không thấy một giọt rơi vãi những nước mưa. Mãi về sau, vào buổi bóng xế hôn hoàng hôm đó, chúng tôi mới thấy cảnh “thuở trời đất nổi cơn gió bụi”.
Và, từng đám mây vần vũ từ đâu đến. Chốn thiên đàng như rộng mở. Và sau đó, từng khối và từng khối nước ào ào trút xuống đến độ chúng tôi không biết lấy gì để hứng. Tựa như một hoạt cảnh, anh em chúng tôi vụt dậy chạy nhanh ra đứng ngồi nơi lộ thiên, quyết vui hưởng ơn mưa móc tràn đầy những nước, và nước.
Chẳng một ai muốn cất nên lời. Anh em chúng tôi, đứng đó tận hưởng những giọt vắn giọt dài, đầy ân sủng. Mình mẩy chúng tôi ai nấy đều ướt sũng như chuột trong hang ngập nước, nhưng vẫn cứ đứng mà đón nhận ơn mưa móc. Vạn vật, chừng như chỉ mong mỗi một điều là được triền miên tắm gội, toàn bằng nước .
            Trong thư thánh Giacôbê hôm nay, hình ảnh mong chờ cơn nước lũ đổ xuống trên ta, được coi như ví dụ để hiểu rõ thế nào là sự chờ đợi ngày Đức Kitô đến lại. Đây, là hình ảnh sắc nét nhất, về Mùa Vọng.
Mỗi năm, vào mùa này, ta đều liên tưởng đến cảnh trí, qua đó nhân loại ao ước chờ mong dấu hiệu về cuộc sống mới, nơi Yêsu Đức Chúa. Nhiều thế hệ cứ thế trôi qua, nhưng dân con nhà Đạo vẫn ngước nhìn lên bầu trời rộng mở, ngong ngóng kỳ vọng có được dấu hiệu nào đó cho thấy: hôm nay là ngày ơn cứu độ của Đức Chúa đổ tràn hồng ân, cho muôn dân.
Thế rồi, vào buổi tối trời hôm ấy, theo cách thức không ai có thể mường tượng được; không kèn không trống, một Hài Nhi đã lao vụt về với thế giới gian trần, để lập nên triều đại cuối cùng, cho tình yêu của Đức Chúa.
            Mùa Vọng không là thời gian, qua đó chúng ta giả tảng cho rằng Giêsu Đức Chúa vẫn chưa vội đến với thế giới gian trần. Và, chúng ta là những người đầu thực hiện ngày Chúa đến, dịp Giáng sinh. Mùa Vọng ở đây, phong phú hơn thế nhiều.
Đây, là lúc ta nhớ đến những gì đã xẩy ra, cả vào lúc trước ngày Ngài ngự đến. Và, liên tưởng kỹ lưỡng hơn, ta sẽ thấy mình cần Đức Chúa cứ thế lại đến. Ngài cứ đến, đến hoài đến mãi, trong cuộc sống thường nhật của mỗi người.
            Bài đọc thứ nhất và bài Tin Mừng hôm nay, cho thấy rõ các nông gia mục đồng, chẳng bao giờ bỏ qua hoặc để lỡ cơ hội thiếu cẩn trọng, vì mùa mưa chợt đến. Chúng ta được bảo là, nhờ sũng ướt với tình thương yêu của Đức Chúa, nên ta được kêu mời làm bất cứ điều gì có thể được, ngõ hầu nhớ đến những người anh người chị trong thế giới đang què quặt, đui mù, hoặc điếc lãng.
Những người phong người cùi, đói nghèo, hoặc khốn khổ. Những người bị giam hãm bỏ rơi, cho đến chết.
            Mùa Vọng còn nhắc ta rằng: qua nghênh đón Đức Kitô đến lại, ta có trọng trách chăm lo cho đàn con của Ngài nữa. Chúng ta nên tỏ ra hết mực độ lượng với mọi người. Bởi, Đức Chúa, Đấng đang hiện diện nơi Đức Kitô, đã đối xử rất nhân từ độ lượng với tất cả mọi người, trong chúng ta.
Và, lòng nhân từ khoan dung của ta với mọi người, sẽ tồn tại mãi như tín hiệu thật sắc nét. Ngõ hầu, chứng tỏ rằng: ơn cứu độ của Chúa đã biểu lộ cho mọi người. Ơn Ngài, biểu lộ không bằng lời, nhưng chính bằng hành vi, xử sự.        
            Tham dự cử hành ngày Cha Giáng Hạ, chúng ta cầu mong  lĩnh hội từ nơi Đức Kitô, lòng quảng đại rộng lượng để thấy được, là: chốn hoang vu sa mạc chính là nơi hoa quả tình thương nở rộ nơi mọi người, vào mọi thời. Hoa quả nở rộ, để không chỉ một số người được may mắn sống trong vũng lầy đầy nước; nhưng tất cả đều đầy tràn ơn sung mãn. Ơn Chúa gửi đến hết mọi người, mọi thời.
            Ta sẽ sống lạc quan, đại độ với mọi người vì Giêsu Đức Chúa vẫn lạc quan ở tốt với ta. Và, vì sự tốt lành của ta sẽ là dấu chỉ cho sự cứu rỗi của Thiên Cha, sẽ được mọi người nhận thấy nơi hành vi của ta. Hành vi, chứ khơng phải nơi lời nói.   
            Cầu và mong sao, ngày Cha đến mọi người có được niềm vui bất tận. Niềm vui Cha ban, không kể sang/hèn, giàu nghèo. Không cần chức tước phẩm trật, dân con nhà Đạo, hay người dưng/khách lạ. Tất cả đều chung mái ấm gia đình nhà Chúa rất thân thương, và êm ấm.

Lm Richard Leonard sj biên soạn
Mai Tá lược dịch.

    

No comments: