Saturday 5 March 2016

“Em còn đó, xoá lòng đêm tóc rối,”



Suy Tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ năm mùa Chay năm C 13/3/2016
Tin Mừng (Lc 8: 1-11)
Khi ấy, Đức Giêsu đến núi Ô-liu. Vừa tảng sáng, Người trở lại Đền Thờ. Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giảng dạy họ. Lúc đó, các kinh sư và người Pharisêu dẫn đến trước mặt Đức Giêsu một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, rồi nói với Người:
"Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?"
Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giêsu cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ:
"Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi." Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giêsu, và người phụ nữ thì đứng ở giữa. Người ngẩng lên và nói: "Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?"
Người đàn bà đáp: "Thưa ông, không có ai cả." Đức Giêsu nói: "Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!"

“Em còn đó, xoá lòng đêm tóc rối,”
“Tôi đứng đây, bụi tóc mịt-mù xa.”
(Dẫn từ thơ Vương Ngọc Long)
Tóc vẫn rối, chắc hẳn lòng em cũng thêm rối? Rối tơi bời, nhưng người đời chẳng bận-tâm. Thế đó, một tâm-tình nhiều ý-nghĩa đã thấy nơi trình-thuật thánh Gioan viết hôm nay.
Trình thuật hôm nay, kể về người nữ phụ ngoại tình. Truyện rất gọn. Kể thông thoáng, như phim kịch. Thoạt đầu, người nghe tưởng chừng như đang chứng kiến vị Thẩm phán Công Minh, lâu nay quên sót các lỗi lầm loài người từng phạm, trong quá khứ đang ngồi ghế xử án.
Vào vụ xử hôm nay, Vị Thẩm Phán Công Minh, tuyệt nhiên không quên lỗi phạm của ai, nhưng Ngài vẫn công bằng xử sự theo đậm sắc mầu tha thứ. Thứ tha, bằng phán quyết chung cuộc thật sắc nét: Tôi cũng vậy, Tôi không lên án chị. Thôi chị về đi, và từ nay đừng phạm lổi. Hãy về đi”, là phán quyết gửi đến với hết mọi người. Ở mọi nơi, ngay bây giờ.
Về lầm lỡ/lỗi phạm, ai mà chẳng hơn một lần vướng víu hay khúc mắc. Những vướng mắc, vì phái bè Pharisêu - Luật sĩ không áp dụng đúng luật, họ đề nghị. Chỉ dàn dựng sơ sài để gài bẫy, cộng với trò chơi khăm, giăng mắc bẫy. Cứ sự thường, trong các vụ như thế, nếu vi phạm luật lệ đáng giáng bổ hình phạt ném đá như mọi người; nhưng, sao ở đây chỉ đơn độc có mỗi nữ phụ phải gánh chịu?
Tất cả đâu rồi, sao không thấy “nguyên đơn”? Mà, chỉ có mỗi bên “bị”? Biến cả đâu rồi, ai là người chứng? Không người chứng, vụ án có là vụ xử theo cung cách hình sự, rất công minh? Phải chăng, đây chỉ là bẫy cạm. Là, trò chơi trội với Đức Chúa? Bẫy cạm, vì chỉ muốn xem Ngài xử thế ra sao, để giở trò công kích?
Vâng. Trò giăng mắc bẫy cạm, xét cho cùng, người La Mã đã cho phép lề luật Do Thái ném đá nữ phụ nào ngoại tình  - chứ ai nào dám đụng tới nam nhân. Là trò, ném đá xử phạt cho đến chết. Ở đây, lại thêm một bất công nữa, từ lề luật rất trọng nam khinh nữ? Khinh, người thấp hèn. Coi rẻ, kẻ mù chữ.
Mù, về luật pháp, làm sao kiếm được người biện hộ. Tìm đâu ra người bào chữa. Đỡ nâng? Chí ít, là khi mình ở thế oan nghiệt? Thay vào đó, giới luật sĩ vẫn chễm chệ chơi trò áp đảo, ngồi lên trên cả luật pháp. Luật, của “đua chen, lọc lừa”, dối trá.
Người nữ phụ bị bêu rếu trong vụ xử hôm nay, là ảnh hình phản chiếu tâm trạng có những “lặng im sóng đời trôi nổi”, như chúng ta. Cả phái bè Luật sĩ/Pharisêu lẫn con dân nhà Đạo, đều đã hơn một lần, từng phạm lỗi. Lỗi phạm, không vì phản chống xã hội do lề luật có bất công. Nhưng vì không có lòng yêu thương, tha thứ. Đầy trắc ẩn.
Trình thuật hôm nay cho thấy: Đấng Công Minh Nhân Hiền đâu chối bỏ chuyện: nữ phụ ngoại tình, thật sự đã phạm lỗi. Chị phạm lỗi thật đấy, nhưng lỗi ở đây, đâu xuất phát từ mình chị. Ngoại tình là hành động xúc phạm của hai người.
Và, ít nhất một trong hai, là kẻ đã yên bề gia thất. Ngoại tình, là hành động phạm pháp phản chống sự tin tưởng vào tương quan giữa hai người. Có nghĩa vợ và tình chồng. Ngoại tình, là hành xử bất công đối với người vô tội, phía bên kia. Tính nghiêm trọng nơi lỗi phạm ngoại tình, không chỉ là hành động đơn thuần dục tính. Nhưng, còn là vi phạm công bằng phải có đối với người phối ngẫu, phía bên kia.
Truyện kể hôm nay, còn một yếu tố quan trọng tuy không bộc phát ngay bên ngoài, nhưng cũng bao hàm ý tưởng, cho rằng: người nữ phụ là tội phạm chưa xác chứng, nhưng vẫn bị lôi ra trước pháp đường, như quân cờ thí trong trò chơi giăng bẫy của phái/bè Luật sĩ với Pharisêu. Phái bè, nay những muốn đưa Đức Yêsu vào tròng, hầu có cớ đả kích: “Theo luật Môsê, chúng tôi phải ném đá người này. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?” Lâu nay, phái bè Luật sĩ - Pharisêu vẫn lên án Đức Kitô ăn chung ngồi chạ với đám người tội lỗi. Nếu bị coi là phạm luật Môsê, Ngài ắt không phải Đấng Thiên Sai, cũng chẳng là Đức Chúa, như môn đồ quả quyết.        
            Phản chống trò chơi giăng bẫy, Đức Giêsu không trả lời, vẫn “lặng im bên sóng đời trôi nổi”, Ngài chỉ dùng tay viết xuống. Viết xuống cát, không là tuồng chữ của người phàm, Ngài mặc nhiên từ chối trò chơi giăng bẫy, họ giăng mắc.
Một trong các thách đố Ngài đưa ra trong vụ xử, là: ai tự cho mình là người trong sạch luôn giữ luật Môsê, hãy thi hành án lệnh ấy trước. Chính đây là bài học Ngài dẫn dụ: chỉ những người trong sạch mới có quyền lên án kẻ khác. Nói tóm lại, Ngài dư biết “sóng đời trôi nổi”, có “những lọc lừa giả dối”, hợm hĩnh. Xa hoa và quáng mù”,  như hồi nào.  
            Cuối cùng, những người-tưởng-rằng-mình-trong-sạch đều bỏ đi, còn lại mỗi mình Đấng Công Minh đang quyết phán với người nữ, đại diện cho tội phạm: “Tôi cũng vậy, Tôi không lên án chị.” Đã không lên án người có tội, Ngài còn ra đề nghị: “Hãy về đi, và từ nay đừng lỗi phạm.”
Qua vụ xử, những người-cho-đi-là-có-tội ở trình thuật hôm nay, cho thấy: ý đồ của phái bè Luật sĩ – Pha-ri-sêu, là muốn nhân cơ hội để chối bỏ Thiên tính của Đức Chúa. Đối với họ, đây là dịp thuận lợi để đưa Đức Chúa vào tròng đầy cạm bẫy. Rồi từ đó, có đủ chứng cớ đưa Ngài tới đoạn đầu đài, vào phút chót. Đối ứng với thái độ chống lại lòng yêu thương của họ, Đức Giêsu ra đề nghị: hãy về với cội nguồn.
Và, tạo cơ hội sám hối, hoàn tục. Và, chuyển đổi cách sống cho phù hợp với tình yêu thương trìu mến. Thay vì lên án người lầm lỡ, Đức Chúa đã cứu vớt, phục hồi. Và, đem đến cho họ cuộc sống mới mẻ. Sống vui tươi. Sống lành mạnh. Sống đầy tình người.
            Ghi lại câu truyện về người nữ phụ phạm lỗi hôm nay, thánh Gioan đưa ra một chứng cứ xác thực, quyết rằng: dù ở tình huống lỗi phạm, ta vẫn còn con đường giải thoát, ở trước mặt. Con đường ấy, không mang sắc mầu tiêu cực, hoặc hủy hoại. Nhưng rất tích cực. Tích cực, trong chữa lành tích cực, qua tha thứ.
Con đường ấy. Cơ hội ấy, chính Đức Kitô đã mở ra cho người nữ phụ, vốn cũng phạm lỗi như bao người khác. Con đường ấy, luôn rộng mở với mọi người. Để, tất cả nhận ra: chúng ta vẫn vượt qua “sóng đời trôi nổi”. Vẫn ở trên, và ở xa tình huống “bon chen”, lọc lừa, giả dối. Không lý gì đến “xa hoa”, hợm hĩnh hoặc, “quáng mù” nữa. Nhưng, vẫn hy vọng tiến lên. Tiến, về phía trước. Về, với con đường của cuộc sống có niềm vui hãnh tiến và an bình đích thực.
            Tham dự tiệc thánh hôm nay, ta cầu và mong Đức Chúa giúp ta hồi hướng trở về, dù đã lỗi phạm nhiều lần. Hồi hướng, để thay đổi cách ta nhìn về cuộc sống. Nhìn con người, bằng ánh mắt thương yêu, tha thứ. Tha thứ, có vỗ về, đùm bọc. Dù, đã hơn một lần gục ngã trong bùn đen vi phạm hoặc lầm lỡ, sa đọa.
            Cầu mong sao cho ta không còn chú ý đến quá khứ, của chính mình. Của người khác. Không chú tâm đến những lầm lỡ họ mắc phải. Để rồi, sẽ quên đi. Quên, như Đấng Công Minh Nhân Hiền đã quên hết các lỗi phạm, của mọi người. Quên đi, chỉ chú trọng đến cuộc sống hiện tại. Một hiện tại rất thực, mời gọi mọi người về với sống lành, sống mạnh, sống yêu thương và tha thứ. Yêu thương, như người kiến tạo hạnh phúc cho nhau. Tha thứ, cả cho người phạm lỗi đối với mình, nữa.         
            Trong cảm-nghiệm như thế, cũng nên ngâm lại lời thơ trên vẫn hát rằng:

            “Em còn đó, soã lòng đêm tóc rối,
Tôi đứng đây, bụi tóc mịt mù xa.
Nghìn mắt là đang nhìn tôi ái ngại,
Đêm nguyệt quỳnhm hoa nở kiếp phù hoa.”
(Vương Ngọc Long – Đêm Nguyệt Quỳnh)

Đêm ở đây, chắc chắn không là đêm của tình thương yêu/tha-thứ như nhà thơ hiểu. Nhưng, vẫn là đêm tuyệt-diệu cho nữ-phụ ở trình-thuật và cho tôi, là người lâu nay vẫn hưởng nhờ ơn tha-thứ từ Đức CHúa, rất lòng lành. Thế đó, là lời đáp-trả của lời thơ vương-vấn ở đâu đó trong đời.                   
Lm Richard Leonard, sj biên soạn -
Mai Tá lược dịch.

No comments: